Dell XPS 15 9510 - Lựa chọn 'khủng' cho các lập trình viên
Dell XPS 15 là một máy tính xách tay mạnh mẽ, đẹp mắt, mỏng nhẹ với bàn phím tuyệt vời và màn hình sắc nét, sức mạnh xử lý cao cùng các tùy chọn màn hình sống động, nhưng nó không hề rẻ và vẫn còn một số nhược điểm. Dẫu vậy chiếc Dell XPS 15 vẫn là một lựa chọn cao cấp rất đáng quan tâm với các tín đồ công nghệ.
- MacBook Pro M2 và MacBook Air M2: Bạn chọn chiếc nào?
- Lenovo nâng cấp dòng ThinkPad X13 và ThinkPad L
- Dell Precision 5540: Trợ thủ đắc lực của dân thiết kế đồ họa
Dell XPS 15 là một trong những chiếc máy tính xách tay đẹp nhất hiện nay. Phần thân của nó được làm từ nhôm CNC và bàn phím từ sợi cacbon. XPS 15 có hai lựa chọn phối màu khác nhau: màu bạc bạch kim và màu đen cùng mẫu màu trắng với bàn phím bằng sợi thủy tinh. Thiết kế nhẹ và mỏng tinh xảo mang tính cơ động cao cho dòng máy tính này.
DELL XPS 15 màu trắng tinh xảo là một lựa chọn đẹp cho các lập trình viên.
Bàn phím hỗ trợ người dùng có được trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất cũng như bàn di chuột lớn, chính xác. Máy tính có webcam 720p hỗ trợ Windows Hello, nút nguồn tích hợp khả năng đọc dấu vân tay. Kết nối băng tần kép và Bluetooth 5.1.
Dù vậy, máy chỉ có hai cổng Thunderbolt 4 và đầu nối USB 3.2 loại C cùng đầu độc thể SD và giác cắm tai nghe, thiếu cổng USB kích thước đầy đủ, đầu ra HDMI và cổng kết nối internet có dây. Để bù đắp cho thiếu sót này, Dell bao gồm thêm một bộ chuyển đổi USB và HDMI.
Core i7-11800H có tám lõi và tốc độ tối đa là 4,6 GHz khi kết hợp với bộ nhớ 16GB mặc định, nó có thể giải quyết hầu hết các công việc hàng ngày, từ chạy nhiều tab trình duyệt đến xử lý các công cụ Office và tạo nội dung chính. Con chip này nhỉnh hơn một chút so với AMD Ryzen 7 5800H thường có trong các máy tính đối thủ, cũng như vượt xa CPU Core i7 công suất thấp được sử dụng trong các máy tính xách tay nhẹ hơn. Máy của Dell cũng làm rất tốt trong bộ phận tản nhiệt giúp XPS không bao giờ quá nóng. Nếu bạn chi nhiều tiền hơn cho Core i9-11900H, sự khác biệt cũng sẽ không quá lớn khi Core i9 chỉ nhanh hơn 300MHz. Tuy vậy máy của bạn sẽ có thể chạy các ứng dụng như công cụ video 4K hoặc các phần mềm thiết kế cao cấp.
Mẫu XPS 15 cùng Core i9 cực phù hợp với các nhà thiết kế, sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Bộ nhớ 16GB mặc định là đủ cho các hoạt động hàng ngày và bạn chỉ nên cân nhắc việc tăng thêm 32GB để chạy các công cụ chuyên nghiệp và sáng tạo cao cấp hơn. Nâng cấp lên 64GB là quá mức cần thiết đối với hầu hết người dùng. Tương tự, việc nâng cấp thêm card đồ họa RTX 3050 hoặc RTX 3050 Ti chỉ cần thiết với các nhà thiết kế, các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp hoặc các gamer muốn trải nghiệm chơi game ở độ phân giải 1080p.
XPS 15 có ba lựa chọn màn hình - hai mẫu IPS hoặc màn hình OLED. Cả ba đều sử dụng tỷ lệ khung hình 16:10, mang đến cho bạn nhiều không gian theo chiều dọc hơn so với tỷ lệ 16: 9 thông thường. IPS 3.840 x 2.400 có độ sáng cao nhất khoảng 450 nits, lý tưởng để sử dụng trong nhà và bên ngoài khi tỷ lệ tương phản của nó dao động ở mức 1.750: 1. Loa của Dell cho bạn trải nghiệm âm thanh to, rõ ràng và chi tiết. Nhược điểm duy nhất là một số âm trầm hơi mạnh.
Trong một thí nghiệm trong môi trường làm việc với màn hình ở độ sáng một nửa, một lần cắm sạc của XPS có thể chạy được tới chín giờ bốn phút. Khi chạy bộ xử lý ở tốc độ tối đa, XPS 15 có tuổi thọ khoảng sáu giờ. Với màn hình OLED thì kết quả trên sẽ giảm khoảng một giờ. Dù đây không phải là kết quả tồi, nhưng nếu bạn muốn cải thiện đáng kể tuổi thọ pin, thì máy tính có hiệu suất yếu hơn là lựa chọn phù hợp.
Thông số chi tiết Dell XPS 15:
CPU: Intel Core i7-11800H hoặc Core i9-11900H
GPU: Nvidia GeForce RTX 3050/3050 Ti
RAM: 16GB, 32GB hoặc 64GB
Bộ nhớ: 512GB, 1TB hoặc 2TB
Kích thước màn hình: 15,6 inch 1920 x 1200 IPS, 3840 x 2400 IPS hoặc 3456 x 2160 OLED
Trọng lượng: 1,8 - 1,96kg
Kích thước: 345 x 230 x 18mm
XPS 15 rẻ nhất ở Mỹ có giá 1.499 USD (khoảng 35 triệu đồng chưa thuế) với cấu hình gồm: Core i7-11800H, bộ nhớ 16GB và SSD 512GB cùng đồ họa Nvidia GeForce RTX 3050. Nâng cấp Core i9-11900H sẽ tốn thêm 400 USD (khoảng 9,5 triệu đồng), cùng một mức phí cho màn hình OLED độ phân giải cao.
Theo Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận