Điều gì chờ đợi kinh tế Việt Nam trong năm 2021
Sau năm 2020 chịu tác động mạnh của dịch COVID-19 nhưng nhờ những giải pháp quyết liệt cùng với sự thống nhất cao trong công tác phòng chống dịch giúp Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn tạo nền tảng cho kinh tế bứt phá cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ bằng công nghệ, số hoá.
Từ đầu năm 2020 đến nay, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng và tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, sạt lở,, dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi.
Trong bối cảnh hết sức khó khăn, Nhà nước Việt Nam đã ra những chỉ thị với phương châm “chống dịch như chống giặc” Vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả; vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy, về cơ bản, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực thi đúng hướng và phù hợp, được nhân dân cả nước đồng tình, cộng đồng thế giới đánh giá cao.
Sự tăng trưởng tích cực của nền Kinh tế Việt Nam sau khi đại dịch bùng nổ.
Theo bản báo cáo mới nhất được in trong ấn bản đặc biệt của Kantar’s Insight Ebook 2021 có nói rằng “ Tôi biết tất cả chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức gây ra bởi đại dịch COVID-19 đang diễn ra.
Những tác động về kinh tế và các hoạt động kinh doanh bị đảo lộn tất cả. Do đó, điều này sẽ tiếp tục để làm cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng và các hành vi phát triển với mức độ phức tạp hơn.”
Sự xáo trộn tất cả về mặt kinh tế cũng như đời sống xã hội vẫn còn là một điều đáng lo ngại trên các nước bị tấn công bởi COVID-19 thì Việt Nam đã sớm hoạt động trở lại từ quý II - 2020 nhờ đối phó tốt với đại dịch ngay từ đầu.
Trong ba tháng đầu năm 2020, gần 35.000 doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đạt mức cao nhất trong 10 năm tại Việt Nam (3,7%), nhưng vẫn được xếp vào hàng đầu trong 10 quốc gia có số liệu thấp nhất. Xuất nhập khẩu duy trì mức tăng trưởng tốt ở mức 7% và 4% tương ứng.
Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP 9 tháng đầu năm đạt 2,12% [2] và năm 2020 ước thực hiện đạt 2% - 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8% [3] và so với mức tăng của năm 2019 là 7,02%.
Đây là thách thức rất lớn của năm 2020 và ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm GDP toàn cầu 2020 lên tới khoảng trên dưới -5% thì kết quả tăng trưởng GDP của nước ta là rất đáng trân trọng.
Thương mại điện tử bùng nổ cả ở nông thôn
Mặc dù Thương mại Truyền thống vẫn là kênh chủ yếu của Nông thôn, nhưng do sự cải thiện thu nhập và mức sống được nâng cao hơn vì người dân đã được tiếp xúc nhiều với các kênh truyền thông và các trang mạng xã hội. Do đó dẫn đến sự phát triển và thịnh vượng của Thương mại điện tử.
Nếu như 5 năm trước, lượng người dùng điện thoại di động chưa đến 10% thì hiện nay con số đã đạt 92% ở thành thị và gần 70% ở nông thôn. Rõ ràng, điện thoại thông minh (smartphone) không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, ở nông thôn smartphone cũng trở thành hiện tượng mới với lượng người sở hữu ngang ngửa tại thành thị. Chính sự tăng trưởng về mặt công nghệ đã kéo theo những thay đổi lớn về hành vi mua sắm.
Theo ý kiến của đa số người tiêu dùng nông thôn, trước đây họ chỉ có thể mua bán qua kênh bán hàng truyền thống tại phiên chợ hàng Việt về nông thôn, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao...
Đây chính là lý do tại sao thị trường tiêu dùng nông thôn luôn được đề cập đến với tình trạng bị bỏ ngỏ, hoặc là thị trường tiềm năng. Hiện nay, các nhà bán lẻ hiện đại đã bắt đầu thâm nhập thị trường này.
Thương mại điện tử đang được tăng trưởng ở nông thôn.
Lựa chọn đột phá nào cho năm 2021?
Năm 2021 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nên có ý nghĩa rất quan trọng. Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam vẫn là một thị trường chính không chỉ cho sự tăng trưởng liên tục của địa phương mà còn là con đường cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong khu vực…..
Theo Tạp chí điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận