Các DN truyền hình trả tiền kiến nghị nhà nước sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới

Đào Công
02/10/2020 14:04
D

Đó là ý kiến của các doanh nghiệp (DN) truyền hình trả tiền (THTT) tại Hội thảo - Giao ban về công tác quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ THTT. Đây là sự kiện thường niên hằng năm do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Hiệp hội THTT Việt Nam tổ chức ngày 25/9/2020 mới đây tại Vĩnh Phúc.

Truyền hình trả tiền phát triển mạnh mẽ

Hiện Việt Nam có 35 DN cung cấp dịch vụ THTT, cung cấp đủ 5 loại hình dịch vụ gồm: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình di động và truyền hình trên mạng Internet. Tính đến hết tháng 9/2020, số lượng thuê bao phát sinh cước phí hằng tháng là 13,8 triệu, trong đó có 10 triệu thuê bao truyền hình cáp, 200.000 thuê bao truyền hình mặt đất, 1 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh, 1 triệu thuê bao truyền hình Internet và khoảng 480.000 thuê bao truyền hình di động. Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2019.


Các DN THTT kiến nghị nhà nước cần sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - Ảnh 1.

Doanh thu năm 2019 của toàn thị trường THTT tại Việt Nam ước đạt 8.600 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của THTT tại Việt Nam đạt 4.400 tỷ, tăng 4,37% so với con số 4.160 tỷ đồng ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn Internet băng rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN cung cấp dịch vụ THTT Việt Nam triển khai cung cấp thêm dịch vụ truyền hình Internet. Trong số 35 DN được cấp phép cung cấp dịch vụ trả tiền, có tới 20 DN cung cấp dịch vụ truyền hình Internet. Đây là dịch vụ giúp đáp ứng xu hướng xem truyền hình trên các thiết bị di động và xu hướng cá nhân hóa nội dung của người dùng.

Quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới

Tuy nhiên, hiện nay, trước tình trạng xâm lấn thị trường THTT ngày càng lớn của một số DN cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet xuyên biên giới (XBG), đặc biệt là Netflix, các DN THTT Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt; đồng thời đặt ra tình huống quản lý mới cho các cơ quan quản lý nhà nước. Đây chính là một trong các lý do để Bộ TT&TT, từ năm 2018, đã đề xuất và trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 06/2016/NĐ-CP để quản lý dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet, nhằm tạo điều kiện cho các DN trong nước tham gia thị trường THTT; đồng thời điều chỉnh được đối tượng là các DN XBG.


Các DN THTT kiến nghị nhà nước cần sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - Ảnh 2.


Hội thảo - Giao ban về công tác quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ TTTT

Tại Hội thảo - Giao ban về công tác quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ TTTT, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã chia sẻ một số nội dung mới được cập nhật, bổ sung trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP mà Bộ TT&TT đã hoàn thiện lại trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 105/VPCP-KGVX ngày 06/01/2020 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, đối với dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet, dự thảo Nghị định không quy định cứng hạn mức tỷ lệ nội dung trong nước trên kho dịch vụ; không quy định bắt buộc biên dịch nội dung nước ngoài; không quy định bắt buộc tất cả các nội dung theo yêu cầu phải do cơ quan báo chí biên tập mà phân nhóm nội dung theo yêu cầu và quy định việc thực hiện biên tập đối với từng nhóm nội dung. Trong đó, có nhóm nội dung cho phép DN được chủ động thực hiện biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ.

Về quy định cấp phép, do đã được quy định ở cấp Luật (Luật báo chí, Luật điện ảnh, Luật đầu tư), vì vậy, DN muốn cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu trên mạng Internet sẽ phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đã thiết kế quy định cấp phép theo hướng đơn giản hóa, thực hiện kê khai theo biểu mẫu và cấp phép trực tuyến.

Với những điểm mới nêu trên trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, thời lượng lớn của Hội thảo - Giao ban được tập trung cho phần trao đổi, thảo luận, với hàng chục ý kiến đóng góp, phản biện.

Các DN THTT kiến nghị nhà nước cần sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - Ảnh 3.


Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist

Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist nhấn mạnh: "Tất cả các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới phải được cấp phép trước khi vào Việt Nam, nội dung phải được biên tập, biên dịch trước khi cung cấp đến người dùng". Ông Úy cũng đồng thuận với các điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP lần này, khi dự thảo đã có sự điều chỉnh, nới lỏng hơn, phân nhóm nội dung để cho DN được chủ động thực hiện hoạt động biên tập.

Đồng quan điểm với ông Trần Văn Úy, ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Tổng giám đốc Công ty VNPT Media - Tập đoàn VNPT cũng cho rẳng: "Dự thảo sửa đổi lần này đủ độ mở cho các loại hình kinh doanh trên không gian mạng được phát triển. Dự thảo Nghị định sớm được Chính phủ ban hành sẽ tháo gỡ cho các DN cung cấp dịch vụ nội dung nói chung, DN cung cấp dịch vụ THTT nói riêng". Để đối phó với các DN cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới như Netflix, ông Tấn còn "hiến kế" cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp ngăn chặn bằng kỹ thuật, cụ thể là yêu cầu các nhà mạng viễn thông dừng cung cấp CDN cho Netflix.

Xây dựng hành lang pháp lý tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

Dưới góc độ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cũng đánh giá: Dự thảo Nghị định sửa đổi lần này đã có một độ mở nhất định, đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng DN. Vấn đề đặt ra của dự thảo Nghị định lần này là phải đảm bảo các yếu tố: quy định hợp lý, đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho DN về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính; vừa phải đảm bảo chủ quyền quốc gia, đồng thời bảo đảm tự do kinh doanh của DN".


Các DN THTT kiến nghị nhà nước cần sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - Ảnh 4.


Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp

Ông Hải đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, sau khi hết thời hạn lấy ý kiến góp ý đối với các nội dung mới được cập nhật, bổ sung, sớm hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định bổ sung. Đối với trường hợp của Netflix, ông Hải cho biết thêm, theo quy định của pháp luật về điện ảnh, phim muốn được phổ biến tại Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phổ biến phim. Việc Netflix cung cấp phim tại Việt Nam khi chưa có giấy phép phổ biến phim là đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Chưa kể, nhiều phim trên dịch vụ này có nhiều nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam. Cần phải có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo - Giao ban, ông Nguyễn Văn Nhiêm, Chủ tịch Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam đã thể hiện sự trân trọng, khâm phục trước công sức của Bộ TT&TT, Ban soạn thảo khi xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. Ông Nhiêm cho rằng, Nghị định vô cùng cần thiết và cấp bách vì chi phối ngành truyền hình nói chung, lĩnh vực THTT Việt Nam nói riêng. Ông Nhiêm kiến nghị, cần phải xử lý ngay Netflix và một số DN phát hành xuyên biên giới tại Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội, có 33 bộ phim của Netflix phát hành tại Việt Nam có nội dung vô đạo đức, độc hại và tàn nhẫn. Hiệp hội đã thống kê đầy đủ và đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng (Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL) kiến nghị xử lý.

Ngoài việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, các DN cung cấp dịch vụ THTT cũng bày tỏ sự ghi nhận đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc đã kịp thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số quy định để tháo gỡ khó khăn cho DN như: Tiếp tục duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự; việc ứng dụng công nghệ DVB-T2 trong mạng cáp để tạo thuận lợi cho DN truyền hình cáp thực hiện chuyển đổi số. Liên quan đến đề xuất miễn, giảm phí quyển cung cấp dịch vụ THTT, các DN cũng hy vọng, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 để các DN có thể giảm bớt phần nào khó khăn.

Các DN THTT kiến nghị nhà nước cần sớm quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - Ảnh 5.


Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT cho rẳng: "Lĩnh vực PTTH là lĩnh vực có tác động đến tư tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống của người dân; có liên quan đến nhiệm vụ bảo tồn các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa của Việt Nam, nhiệm vụ bảo vệ đặc điểm, chế độ chính trị của Việt Nam. Vì vậy, việc quản lý nội dung cung cấp trên dịch vụ PTTH, trong đó bao gồm dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet vừa phải bảo đảm tuân thủ theo các quy định pháp luật về báo chí, điện ảnh, vừa phải bảo đảm thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng".

Kênh chương trình hay nội dung theo yêu cầu, về bản chất nội dung là giống nhau, chỉ khác nhau ở phương thức đóng gói để cung cấp đến người xem. Vì vậy, việc biên tập, kiểm soát nội dung kênh chương trình và nội dung theo yêu cầu đều phải được quản lý đồng bộ, thống nhất: Nội dung phải được biên tập (tiền kiểm) trước khi cung cấp đến người xem. Tiêu chí biên tập chương trình trên kênh và biên tập nội dung theo yêu cầu là như nhau.

Với tinh thần tiếp thu các kiến nghị của cộng đồng DN trong và ngoài nước về các giải pháp quản lý dịch vụ PTTH theo hướng hiện đại, phù hợp xu thế và thông lệ quốc tế, thúc đẩy các DN cung cấp dịch vụ PTTH phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, dự thảo Nghị định đã có những quy định mở, nới lỏng hơn, phân nhóm nội dung để cho DN được chủ động thực hiện hoạt động biên tập. Tuy nhiên, khi DN được chủ động thực hiện hoạt động biên tập, đòi hỏi DN phải nâng cao nhận thức pháp luật để bảo đảm tránh gặp rủi ro đối với dịch vụ, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo được quản lý về nội dung, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải triển khai nhiều biện pháp quản lý và bổ sung thêm nguồn lực cho công tác hậu kiểm.

Ông Phúc khẳng định, trên cơ sở ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, Cục PTTH & TTĐT sẽ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Bộ TT&TT lấy ý kiến thẩm định Bộ Tư pháp và trình Chính phủ trong tháng 10/2020.

Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước đang khẩn trương cụ thể hóa thành các hành động cụ thể để giữ ổn định thị trường dịch vụ THTT trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước và trên hết là ngăn chặn hiệu quả nội dung truyền hình vi phạm pháp luật cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam./.

Theo Thông tin và Truyền thông

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

Kênh Disney và National Geographic rút khỏi Việt Nam: Bộ TT&TT đề nghị biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng

Kênh Disney và National Geographic rút khỏi Việt Nam: Bộ TT&TT đề nghị biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng

Gỡ bỏ tình trạng “bảo hộ ngược” trong việc cung cấp dịch vụ OTT TV VOD

Gỡ bỏ tình trạng “bảo hộ ngược” trong việc cung cấp dịch vụ OTT TV VOD

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

'Thời 4.0 vẫn cần loa phường'

'Thời 4.0 vẫn cần loa phường'

Dịch vụ truyền hình trả tiền trên internet đã có cơ chế quản lý sai phạm

Dịch vụ truyền hình trả tiền trên internet đã có cơ chế quản lý sai phạm

Giải pháp giúp nâng chất lượng dịch vụ OTT tại Việt Nam

Giải pháp giúp nâng chất lượng dịch vụ OTT tại Việt Nam

Nguồn thu quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình giảm 40 - 50%

Nguồn thu quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình giảm 40 - 50%

Các đài phát thanh truyền hình phải tăng tự chủ tài chính để hoạt động hiệu quả

Các đài phát thanh truyền hình phải tăng tự chủ tài chính để hoạt động hiệu quả

Ông Trần Văn Hiền được bổ nhiệm làm Giám đốc Đài PT&TH Đắk Lắk

Ông Trần Văn Hiền được bổ nhiệm làm Giám đốc Đài PT&TH Đắk Lắk

'No Time to Die' - 'Nhiệm vụ bất khả thi' về doanh thu

'No Time to Die' - 'Nhiệm vụ bất khả thi' về doanh thu

Netflix buộc phải chỉnh sửa cảnh bị lộ số điện thoại của người dùng thật trong 'bom tấn' Squid game

Netflix buộc phải chỉnh sửa cảnh bị lộ số điện thoại của người dùng thật trong 'bom tấn' Squid game

Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Tin đọc nhiều

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

Thị trường truyền dẫn phát sóng: Chọn nhà cung cấp nào?

Kênh Disney và National Geographic rút khỏi Việt Nam: Bộ TT&TT đề nghị biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng

Kênh Disney và National Geographic rút khỏi Việt Nam: Bộ TT&TT đề nghị biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng

Gỡ bỏ tình trạng “bảo hộ ngược” trong việc cung cấp dịch vụ OTT TV VOD

Gỡ bỏ tình trạng “bảo hộ ngược” trong việc cung cấp dịch vụ OTT TV VOD

'Thời 4.0 vẫn cần loa phường'

'Thời 4.0 vẫn cần loa phường'

Dịch vụ truyền hình trả tiền trên internet đã có cơ chế quản lý sai phạm

Dịch vụ truyền hình trả tiền trên internet đã có cơ chế quản lý sai phạm

Nguồn thu quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình giảm 40 - 50%

Nguồn thu quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình giảm 40 - 50%

Lào Cai: Ứng dụng công nghệ tiến gần đến mục tiêu truyền hình hội tụ

Lào Cai: Ứng dụng công nghệ tiến gần đến mục tiêu truyền hình hội tụ

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số “Make in Vietnam” đạt chuẩn bảo mật quốc tế

Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số “Make in Vietnam” đạt chuẩn bảo mật quốc tế

Samsung vẫn chờ hướng dẫn, chưa gỡ Netflix khỏi kho ứng dụng Smart TV

Samsung vẫn chờ hướng dẫn, chưa gỡ Netflix khỏi kho ứng dụng Smart TV

Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”

Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”

Video xem nhiều

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019