Truyền thông trong kỷ nguyên số - Thách thức đối với người làm báo phát thanh
Trước những phát triển vượt bậc của công nghệ cùng với chương trình chuyển đổi số quốc gia đang là động lực chính để phát thanh "chuyển mình" nhưng cũng là thách thức đối với những người làm báo phát thanh.
- LoadCore 5G Core - Khai phá chuẩn truyền thông di động mới
- Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm: Dịch COVID-19 đã cho thấy vai trò quan trọng của truyền thông chính thống
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện thông tin hiện đại ngày càng đa dạng, phong phú, tất cả cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, cũng cần có sự đổi mới.
Trước ngưỡng cửa của CMCN 4.0 thì ngành phát thanh đang gặp phải những thách thức lớn.
Theo ông Vũ Hải Quang - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt về nhiều mặt và đó cũng là thách thức lớn đối với những người làm báo phát thanh.
Cũng theo ông Quang, để giữ được vị thế của mình, phát thanh cần phát huy lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở sản xuất đa phương tiện, truyền dẫn trên đa nền tảng, không ngừng thay đổi nội dung cho phù hợp với nhu cầu của thính giả.
Bên cạnh sự tận tâm, sáng tạo không ngừng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên cần thích ứng với xu thế của kỷ nguyên số và internet, tạo những sản phẩm giá trị mới. Những giá trị đó sẽ ngày càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong mọi đối tượng khán thính giả, đặc biệt là đối tượng khán thính giả trẻ.
Các nhà báo phát thanh cần tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội để định hướng và lan tỏa những thông tin hữu ích. Phát thanh giờ đây không chỉ đơn thuần là chiếc radio mà đang là đa phương tiện, đa loại hình phát sóng…
Xu thế công nghê hiện nay đang làm thay đổi hoàn toàn truyền thông.
Khi nói về hệ thống chuyển đổi giọng nói sang văn bản của Đài Tiếng nói Việt Nam của anh Nguyễn Minh Thăng – Trung tâm R và D, Đài Tiếng nói Việt Nam được các đại biểu đánh giá là ứng dụng hữu ích cho các phóng viên, chỉ cần ghi âm giọng nói qua máy xử lý chuyển đổi giọng nói sang văn bản, nghe lại file âm thanh…
Thạc sĩ Lương Vũ Nam - Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin, đối với lĩnh vực chuyển đổi số trong phát thanh truyền hình bắt đầu từ những năm 2008, đã có một số đài thực hiện số hóa chương trình, chuyển tư liệu lưu trữ trong các băng Beta Cam thành tư liệu lưu trữ dạng file. Hệ thống phát sóng cũng được chuyển từ VTR sang phát file từ server…
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận