Facebook đã phải "nhún mình" nhằm giải quyết căng thẳng với Australia
Những tín hiệu mới được phát đi cho thấy Facebook đã không còn "căng thẳng" khi trở lại bàn đàm phán với giới chức Australia trước những phản ứng dữ dội từ người dùng cũng như các tổ chức để tìm giải pháp có thể thoả mãn các bên.
- Australia lấy Bing "doạ" lại Google
- Facebook "đoạn tuyệt" với truyền thông Australia - Giới chức Canbera nói gì?
- Facebook quyết định "đoạn tuyệt" với truyền thông Australia
Theo đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 20/2 thông báo Facebook đã trở lại bàn đàm phán. Động thái cho thấy dấu hiệu "hạ nhiệt" từ mạng xã hội của Mỹ sau tuyên bố tạm dừng cho phép chia sẻ tin tức tại Australia vì một dự luật.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Thủ tướng Scott Morrison cho biết: "Facebook tạm thời kết bạn với chúng tôi một lần nữa. Điều tôi cảm thấy hài lòng là việc họ quay trở lại bàn đàm phán".
Căng thẳng Facebook - Australia đang có những dấu hiệu hạ nhiệt bởi động thái mới nhất được thực hiện bởi mạng xã hội này.
Trong diễn biến có liên quan, Facebook có thể sẽ phải đối mặt với các đơn kiện tập thể và thậm chí có thể bị truy tố sau khi "gã khổng lồ" công nghệ này chặn người sử dựng ở Australia truy cập tin tức vào sáng ngày 17/2, khiến các trang tin của hàng trăm tổ chức từ thiện, tổ chức công ích và cơ quan chính phủ cũng bị xóa nội dung thông tin.
Động thái trên của Facebook là để phản ứng lại Bộ quy tắc thương lượng bắt buộc giữa các công ty công nghệ và hãng tin tức do Chính phủ Australia đề xuất và dự kiến sẽ được ban hành thành luật vào cuối tuần tới.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố ngày 20/2, ông Allan Fels, Chủ tịch Tổ chức Báo chí vì Lợi ích Công và cựu Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCCC) cho rằng Facebook có hành động “không đẹp” khi hạn chế truy cập vào các nguồn thông tin của Chính phủ như thời tiết, y tế hay phòng chống cháy rừng, những nội dung không phải là tin tức hay nội dung được xác định trong Bộ Quy tắc.
Phát biểu trên tờ Daily Telegraph, giáo sư Fels cho rằng công ty này có thể phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật về ứng xử vô lương tâm do việc ngừng cung cấp dịch vụ chỉ sau một đêm cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ cần tới Facebook quảng cáo các sản phẩm của họ, và có thể sẽ phải đối mặt với vụ kiện tâp thể.
Ông nhận xét các nền tảng kỹ thuật số trước đây cũng đã thể hiện sự thiếu sẵn sàng đàm phán với các tổ chức tin tức về giá trị nội dung của các tổ chức này trong việc tạo ra doanh thu quảng cáo số.
Giáo sư Fels cho rằng sản xuất tin tức báo chí vì lợi ích công cần chi phí cao nhưng hoạt động báo chí này đóng vai trò không thể thiếu đối với bất kỳ nền dân chủ nào.
Cựu chủ tich ACCC khẳng định nhiêm vụ của ACCC và chính phủ là đảm bảo một sân chơi bình đẳng giữa các công ty công nghệ toàn cầu và hãng tin tức, và kêu gọi Facebook ngồi vào bàn thương lượng một cách thiện chí.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg cho biết ông đã thảo luận với Giám đốc điều hành Facebook - ông Mark Zuckerberg và sẽ có thêm các cuộc thảo luận khác trong cuối tuần này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nội dung thảo luận là gì.
Giữa tuần này, để phản đối việc Quốc hội Australia đang xem xét thông qua dự thảo Bộ quy tắc thương lượng truyền thông, trong đó yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia khi tin tức được chia sẻ trên các nền tảng công nghệ này, Facebook tuyên bố không cho phép người dùng Australia chia sẻ hoặc xem nội dung tin tức nhằm phản đối dự luật mới ở nước này.
Quyết định của Facebook đã khiến hơn 17 triệu người dùng ở Australia đã không đọc được hay chia sẻ tin tức từ các trang của các tờ báo địa phương trên nền tảng này. Không những thế, họ cũng tìm thấy thông tin từ các trang của các tổ chức như Cục Khí tượng và Cơ quan Phòng chống Tự tử Australia.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận