Google bị cáo buộc dùng công nghệ để làm mất khả năng cạnh tranh của đối thủ tại EU
Giới chức EU cho rằng Google đã sử dụng lợi thế sẵn có của mình để can thiệp vào dịch vụ hiển thị hình ảnh trong quảng cáo trực tuyến gây khó khăn và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ nên vi phạm quy tắc cạnh tranh của "Lục địa già".
- Apple, Google và thỏa thuận kiểm soát Internet
- "Google liên tục dừng" - Lỗi trên điện thoại dùng hệ điều hành android phiền toái cho người dùng
- "Vận đen" tiếp tục đeo bám Google khi bị điều tra về chống độc quyền
Ngày 22/6, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google, khi cho rằng công ty Mỹ này đã sử dụng công nghệ để "vượt mặt" các đối thủ trong thị trường quảng cáo trực tuyến mang lại lợi nhuận cao.
Tuyên bố của EU nêu rõ cuộc điều tra sẽ "đánh giá liệu Google có vi phạm các quy tắc cạnh tranh của EU hay không, thông qua việc ưu tiên các dịch vụ công nghệ quảng cáo hiển thị trực tuyến của riêng mình".
Cuộc điều tra tập trung vào một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của Google, với việc 80% doanh thu trong năm 2020 của "gã khổng lồ công nghệ" này đến từ quảng cáo - tương đương 147 tỉ USD (tương đương 124 tỉ euro).
Google bị cho là làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của đối thủ ở châu Âu khi dùng công nghệ can thiệp vào kết quả hiển thị hình ảnh làm triệt tiêu khả năng canh tranh của đối thủ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU - bà Margrethe Vestager cho biết liên minh này "lo ngại rằng Google đã gây khó khăn hơn cho đối thủ trong việc canh tranh dịch vụ quảng cáo trực tuyến" trong công nghệ quảng cáo hiển thị hình ảnh.
Vấn đề nằm ở chỗ các công nghệ của Google phần lớn không được chú ý nhiều, nhưng có tính thống lĩnh cao, đóng vai trò trung gian hoặc môi giới giữa nhà quảng cáo và nhà xuất bản trực tuyến.
Vấn đề này cũng là cốt lõi trong một vụ kiện gần đây ở Pháp, khi các tờ báo News Corp, nhật báo Le Figaro của Pháp và Groupe Rossel của Bỉ cùng khởi kiện, khiến Google bị phạt 220 triệu euro (267 triệu USD).
Cũng giống như vụ kiện này, EU sẽ tìm cách xác định xem Google có lạm dụng công nghệ quảng cáo AdX và Doubleclick của tập đoàn này hay không. EU cũng sẽ xem xét cả những khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của Google, trong đó bao gồm cả kế hoạch cấm bên thứ ba đặt "cookie" trên trình duyệt Chrome - một động thái khiến nhiều nhà xuất bản và nhà quảng cáo bất bình.
Đáp lại quyết định của EU, người phát ngôn của Google cho biết tập đoàn này "sẽ tiếp tục sẵn sàng trả lời các câu hỏi của Ủy ban châu Âu với tinh thần xây dựng, đồng thời chứng minh lợi ích của những sản phẩm của tập đoàn mang lại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại châu Âu".
Những hoạt động quảng cáo trên các nền tảng của Google - gồm Google Search, YouTube và Gmail - đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Khoảng 16% doanh thu của Google đến từ quảng cáo hoặc mạng lưới kinh doanh, trong đó các công ty truyền thông khác sử dụng công nghệ của Google để bán quảng cáo trên website hoặc ứng dụng của họ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận