Nhu cầu ứng dụng dạy học trực tuyến tăng cao trong mùa virus Corona
Nhiều ứng dụng công nghệ học trực tuyến (E-leaning) được áp dụng cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh tại các trường học một cách khá hiệu quả. Đặc biệt trong thời gian nghỉ học dài ngày phòng chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona mới COVID-2019 gây ra.
- Các nước trên thế giới phụ huynh tự đào tạo tại nhà cho con như thế nào?
- Phụ huynh tự đào tạo tại nhà - Phương án cấp bách duy nhất trong mùa dịch
- Thông tin mới nhất về tình hình dịch COVID-2019: Nhật Bản ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên
Bắt đầu một năm mới xuân Canh Tý 2020 cũng là thời gian Bộ y tế ban hành thông báo khẩn về dịch virus Corona tại Việt Nam. Tại thời điểm này, do dịch virus diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học bị gián đoạn đến 2 tuần. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho học sinh nghỉ học ở nhà
Để không làm gián đoạn học tập, trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona mới (COVID-2019), nhiều trường học đã lên các phương án để đảm bảo việc học tập cho học sinh/sinh viên, áp dụng phương án triển khai chương trình học trực tuyến (E-learning) để thay thế.
Nhưng triển khai thế nào và học thế nào cho hiệu quả không phải đơn vị nào cũng có thể làm tốt được. Qua bài viết này tác giả sẽ mô tả mô hình, một số hình ảnh về việc dạy học trực tuyến cũng như những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình triển khai, để mỗi giáo viên, học sinh có thể tiếp cận dễ hơn và hiểu rõ về quá trình dạy và học trực tuyến như thế nào. Từ đó, mỗi giáo viên có thể tự tìm hiểu và trang bị những kiến thức cơ bản và hướng dẫn cho học sinh của mình.
Hình ảnh mô phỏng hệ thống học trực tuyến
Học tập trực tuyến hay còn gọi là E – Learning trước đây đã được nhiều trường áp dụng và đạt được hiệu quả nhất định. Tiêu biểu như hệ thống học trực tuyến của Đại học FPT online, Học viện Tài chính, bên cạnh đó cũng còn có rất nhiều ứng dụng được các doanh nghiệp khác phát triển và đưa vào sử dụng.
Hình ảnh Màn hình Darkboard giao tiếp trực tuyến của giáo viên giảng dậy với học sinh
Tuy vậy, còn rất nhiều cơ sở giáo dục, trường học vẫn chưa thể triển khai thành công hệ thống dạy và học trực tuyến công, bởi vấp phải rất nhiều vấn đề về công nghệ cũng như xây dựng giáo trình giảng dạy. Cụ thể:
Để có thể giảng dạy trực tuyến thì mỗi giáo viên phải xây được các giáo án điện tử (giáo trình điện tử) có khả tương tác với học sinh, vì không chỉ giảng dạy một chiều, giáo viên cần phải nắm được học sinh của mình làm được những gì thông qua các tình huống cụ thể trong hệ thống học trực tuyến.
Đây là yếu tố mất nhiều công sức nhất. Đòi hỏi những giáo viên, giảng viên tham gia phải có năng lực, được tập huấn về kỹ năng sử dụng và thao tác trên máy tính. Nếu chỉ có chuyên môn, không có kỹ năng về sử dụng máy tình mà đòi hỏi giáo viên xây dựng được giáo trình trực tuyến như thế thì rõ ràng là một đề khó khăn.
Tiếp theo là vấn đề hệ thống công nghệ: Vì với một trường phổ thông, số lượng học sinh không nhiều, nhưng với một trường ĐH hay một sở GD&ĐT thì số lượng rất lớn, lên tới hàng chục nghìn người. Nếu tất cả số này truy cập cùng một lúc thì đòi hỏi năng lực của hệ thống công nghệ đủ mạnh để không bị dán đoạn trong quá trình học tập.
Cuối cùng, cần có hệ thống công nghệ cho phép giảng viên, giáo viên tương tác trực tiếp được với sinh viên, học sinh bằng video, giống như hội nghị truyền hình trực tuyến nhưng sự khác biệt ở đây là khoảng cách giữa giáo viên là điểm đầu, còn người học là những đầu cuối.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận