Thiết bị định vị và quyền riêng tư - Sự đối lập trong công nghệ
Giữa xu hướng ồ ạt áp dụng công nghệ định vị, người dùng cũng cần nhận thức được các vấn đề nghiêm trọng về quyền riêng tư có liên quan đến công nghệ này khi bị đột nhập và theo dõi mọi di biết động của cá nhân.
- Apple trì hoãn áp dụng chính sách quyền riêng tư mới "chiều lòng" các nhà phát triển ứng dụng
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư cần hành lang pháp lý cụ thể
- Công nghệ nhận diện khuôn mặt dễ xâm phạm quyền riêng tư?
Sự cần thiết của các thiết bị định vị
Đối với một số người, sự nở rộ các thiết bị và phụ kiện định vị sử dụng công nghệ Bluetooth và băng thông cực rộng (UWB) có lẽ không chỉ được hoan nghênh mà còn cần thiết.
Nhất là khi các thiết bị điện tử đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn – như một đôi tai nghe cao cấp có thể lên tới 250 USD. Nếu người dùng dễ thất lạc đồ đạc, công nghệ định vị có thể giúp họ tiết kiệm hàng nghìn USD.
Các thiết bị định vị được xem là không thể thiếu trong thời đại công nghệ ngày nay.
Tuy nhiên, cũng xuất hiện nhiều nỗi lo ngại liên quan đến công nghệ này. Chúng không chỉ bó hẹp trong nỗi sợ về việc chính phủ các nước theo dõi mõi hoạt động của người dân, mà các công ty tư nhân cũng có thể vi phạm các chuẩn mực về thu thập dữ liệu người dùng.
Bị lén theo dõi có lẽ là mối đe dọa lớn nhất và rõ ràng nhất từ công nghệ này. Một thiết bị tích hợp Bluetooth cỡ nhỏ như Tile có thể bị bí mật nhét vào túi xách, gắn trên xe hoặc quần áo của bất cứ ai. Kẻ theo dõi sau đó có khả năng biết mọi địa điểm nạn nhân từng đến.
Phạm vi của Bluetooth vốn bị giới hạn trong vài trăm mét. Nhưng các công ty như Tile và Apple đã khắc phục điều này bằng cách sử dụng các mạng có thể ẩn danh phản hồi vị trí của thiết bị theo dõi. Ví dụ: nếu một thiết bị Tile bị giấu trong một chiếc xe đạp, vị trí của xe sẽ được cập nhật bất cứ khi nào người dùng khác của Tile có mặt gần nó.
Đối phó với khả năng này, Apple đã tích hợp tính năng chống theo dõi lén cho AirTag: iPhone sẽ tự động thông báo cho người dùng nếu một thẻ AirTag chưa từng kết nối đang theo dõi họ. SmartTags của Samsung cũng hoạt động theo mô hình tương tự, nhưng yêu cầu người dùng quét thủ công để phát hiện kẻ theo dõi.
Tuy nhiên, khi công nghệ thiết bị theo dõi và mạng lưới Bluetooth ngày càng phát triển, cuộc chiến giằng co giữa những kẻ theo dõi và các công ty công nghệ sẽ còn leo thang.
Đáng buồn thay, bên tội phạm không cần phải đích thân trang bị một bộ theo dõi Bluetooth để theo vết ai đó – chúng có thể trực tiếp tấn công vào thiết bị di động của nạn nhân.
Thiết bị định vị trước nguy cơ tấn công mạng
Việc xâm nhập vào thiết bị di động hiệu quả hơn việc gắn thiết bị định vị, vì giờ mọi người có xu hướng mang điện thoại đi khắp nơi. Tin tặc cũng có thể lấy được nhiều thông tin nhạy cảm hơn là chỉ vị trí của nạn nhân, nếu chúng vượt qua được các rào cản về mã hóa và bảo mật.
Nhưng vấn đề không phải ở thiết bị di động mà các ứng dụng thường được dùng để theo dõi. Các công cụ định vị như Google Find My Device và Apple Find My được tích hợp sẵn trong các nền tảng tương ứng của chúng. Nếu bị xâm nhập, những ứng dụng này có khả năng tiết lọ mọi thiết bị từng được kết nối của chủ nhân điện thoại.
Nhưng với những nguy cơ tấn công mạng đang khiến cho quyền riêng tư cá nhân bị vi phạm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, thói quen bảo mật lỏng lẻo luôn là một vấn đề và tình hình có thể tệ đi đối với các ứng dụng của bên thứ ba. Hầu hết các công ty không có tài nguyên bảo mật đủ mạnh như những "gã khổng lồ" Apple và Google, đồng nghĩa là máy chủ và tài khoản của họ không phải lúc nào cũng trang bị nhiều công cụ đủ để bảo vệ dữ liệu người dùng.
Mọi thứ thậm chí còn phức tạp hơn vào năm 2021, do sự phổ biến rộng rãi của các bộ theo dõi được trang bị UWB như AirTag và SmartTag Plus, chưa kể đến các sản phẩm lớn hơn có tích hợp UWB.
Rất may là còn một số yếu tố hạn chế các hành vi này, bắt đầu với các công nghệ bảo mật trực tuyến như bảo mật hai lớp (2FA). Ngoài ra, các thiết bị theo dõi thông qua UWB cũng tương đối mới và chỉ các thiết bị có bước sóng vô tuyến phù hợp mới có thể chuyển tiếp dữ liệu đó, như Galaxy S21 Plus của Samsung hoặc iPhone 12 của Apple.
Song theo giới quan sát, các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) đang gia tăng. Và khi công nghệ của tội phạm mạnh lên, các ứng dụng theo dõi hoàn toàn có khả năng trở thành một mục tiêu béo bở của tin tặc.
Để giảm thiểu mối đe dọa từ nguy cơ bị tấn công, ngoài sử dụng 2FA và tắt hoàn toàn việc chia sẻ dữ liệu vị trí thông qua Bluetooth, người dùng có thể chủ động thực hiện những biện pháp khác.
Ví dụ: họ có thể quản lý việc chia sẻ định vụ với từng ứng dụng hoặc từng thiết bị, hay thường xuyên kiểm tra lịch sử định vị của mình. Sử dụng dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) cũng có thể giúp che giấu địa chỉ IP và tăng bảo mật cho người dùng.
Cuối cùng, người dùng thận trọng khi sử dụng các thiết bị theo dõi bằng Bluetooth/UWB. Dù ý tưởng về việc không bao giờ mất bất cứ thứ gì khá hấp dẫn, người dùng cần tự hỏi tần suất họ thực sự đánh mất một món đồ nhất định, và liệu họ có cần thêm nhiều thiết bị theo dõi hơn nữa trong cuộc sống của mình hay không.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận