Việt Nam mất 3,6% GDP do lừa đảo trực tuyến, tại sao vẫn tiếp tục xảy ra?
Tại Hội thảo phòng chống lừa đảo trên không gian mạng gần đây, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA), cho biết lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại hàng nghìn tỉ USD mỗi năm. Theo thống kê, cổng cảnh báo an toàn thông tin đã nhận gần 16.000 báo cáo về lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP.
Hình minh họa.
Ông Quang đánh giá hoạt động lừa đảo trực tuyến chiếm 57% tổng số tội phạm mạng, tăng về phạm vi, quy mô và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan.
Thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng vì lừa đảo qua mạng
Trong số các vụ lừa đảo, có 91% liên quan đến lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỉ lệ người dùng thiết bị di động, mạng xã hội nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an), cho biết tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong dư luận. Ông Chính cho rằng các nhóm tội phạm lừa đảo hoạt động có tổ chức, xuyên biên giới và lợi dụng kẽ hở pháp luật của các nước.
"Tội phạm này hoạt động chuyên nghiệp, phân công vai trò cụ thể, xây dựng kịch bản chi tiết. Các đối tượng cầm đầu thường là người nước ngoài, thành lập các công ty chuyên lừa đảo, trú tại các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar để hoạt động tại Việt Nam," ông Chính nói.
Một số chuyên gia cho biết những kẻ lừa đảo thường học hỏi lẫn nhau, chia sẻ phương thức, thủ đoạn mới, cập nhật kịch bản liên tục và lợi dụng sơ hở trong quản lý của cơ quan chức năng để phạm tội. Chúng còn che giấu thông tin, xóa dấu vết, gây khó khăn trong công tác điều tra. Người dùng mạng xã hội thiếu cảnh giác cũng là nguyên nhân gia tăng lừa đảo.
Nhiều giải pháp chống lừa đảo
Để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến, NCA và A05 sẽ cung cấp miễn phí phần mềm phát hiện lừa đảo, dự kiến thử nghiệm vào tháng 6 và ra mắt chính thức vào tháng 7-2024.
việc ngăn chặn tội phạm này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Ông Chính cho rằng biện pháp đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức, cảnh giác trước các phương thức lừa đảo.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính- Cục trưởng A05 cho biết.
A05 sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở pháp lý, hoàn thiện hệ thống chính sách như Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định xử phạt vi phạm an ninh mạng, nghị định về điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng.
A05 sẽ triển khai lực lượng, phương tiện nghiệp vụ rà soát, phát hiện các đối tượng lừa đảo để đấu tranh, xử lý. Đồng thời, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước để rà soát, định danh, xác thực thuê bao di động, tài khoản ngân hàng để hạn chế SIM và tài khoản "rác".
Ông Chính đề xuất áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học với các giao dịch chuyển tiền ngân hàng hoặc nộp vào ví điện tử nhằm ngăn chặn giao dịch vi phạm pháp luật.
A05 sẽ làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook để kiểm soát, ngăn chặn và cung cấp thông tin liên quan tội phạm lừa đảo.
A05 sẽ thử nghiệm kênh liên lạc bảo mật tương tác với người dân để tuyên truyền, cảnh báo về thủ đoạn phạm tội mới và tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm kịp thời.
Lãnh đạo A05 cũng đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, viễn thông, Internet, ngân hàng thương mại phối hợp với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm, xây dựng quy chế phối hợp để ngăn chặn, xác minh các vụ lừa đảo kịp thời.
Sắp có phần mềm phòng chống lừa đảo trên smartphone
Sẽ có phần mềm phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho người dân.
Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS.
Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.
Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.
Dự kiến T7/2024 sẽ được triển khai. Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR
Chức năng kiểm tra số điện thoại của phần mềm này sẽ giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam).
Người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (danh sách trắng).
Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo.
Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản.
Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện các mã QR có dấu hiệu lừa đảo.
Bộ TT&TT thực hiện quyết liệt giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến
Thời gian vừa qua, tình trạng lừa đảo qua điện thoại, qua mạng xã hội đã diễn ra thường xuyên, liên tục, gây bức xúc cho xã hội và dư luận. Thực hiện quyết liệt, phối hợp giữa các đơn vị trong ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đồng bộ thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng lừa đảo trực tuyến hiện nay.
Trong năm 2022, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật, trong đó có hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Bộ TT&TT đã phát động Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” từ ngày 23/6 - 23/7/2023, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng