Thành cổ Quảng Trị - Chứng tích lịch sử và điểm đến ngày nay
Không đơn thuần là một công trình kiến trúc nổi bật, thành cổ Quảng Trị là chứng nhân lịch sử, là chứng tích cho cả một cuộc kháng chiến khốc liệt nhưng đầy vẻ vang của dân tộc.
- 16 địa điểm du lịch Nha Trang đẹp & hấp dẫn bậc nhất (phần 1)
- 16 địa điểm du lịch Nha Trang đẹp & hấp dẫn bậc nhất (phần 2)
- Báo Mỹ: Việt Nam đang chiếm ưu thế trong phục hồi du lịch
Thành cổ Quảng Trị nhìn từ trên cao. Ảnh: Thế Kiên
Góc thành cổ phía Nam với cửa chính được phục dựng theo lối kiến trúc cũ. Ảnh: Thế Kiên
ĐÀI TƯỞNG NIỆM - KHÔNG GIAN THIÊNG 81 NGÀY ĐÊM - SÔNG THẠCH HÃN
Thành Cổ Quảng Trị - địa danh hơn 46 năm về trước đã làm thức tỉnh lương tri nhân loại trên thế giới bởi cuộc đọ sức kiên cường và quyết liệt của Quân giải phóng trong cuộc chiến 81 ngày đêm lịch sử năm 1972 chống lại cuộc phản kích tái chiếm của quân đội Sài Gòn.
Với những ý nghĩa và giá trị lịch sử, Thành Cổ Quảng Trị đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo trở thành một khu tưởng niệm để tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Đài tưởng niệm với con số 81 ấn tượng. Ảnh: Thế Kiên
Đài tượng niệm mang tính siêu thoát. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có biểu tượng ngọn lửa với ý nghĩa ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm cảm tử. Ở giữa cây thiên mệnh có biểu tượng ba áng mây tượng trưng cho mối quan hệ: Thiên - Địa - Nhân, mối giao hòa giữa trời, đất và con người.
Dưới ba áng mây là hình tượng ba bát cơm úp chồng lên nhau, bởi theo quan niệm của người Á Đông thường cúng cơm cho người đã khuất. Một nửa còn lại tượng trưng cho phần dương được lát bằng đá màu đỏ tượng trưng cho sinh khí vận hành, màu đỏ là màu của sự sống, sự sinh sôi nảy nở.
Bên trong lòng đài tưởng niệm rỗng có hai trục đường chính giao nhau đi về tứ phương. Về tâm linh mà nói đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sĩ tứ phương về với nấm mồ chung. Và Đài tưởng niệm trung tâm là đỉnh điểm của sự hoá thân, là nơi trú ngụ của những linh hồn bất tử.
Tại nơi đây, chính giữa lòng đài tượng niệm có đặt hành trang của người lính giản dị mà thân thương: một chiếc mũ tai bèo, đôi dép cao su, một bi đông nước, một chiếc ba lô và khẩu súng AK. Chỉ từng ngần ấy thôi mà các anh đã làm nên lịch sử.
Hành trang của người lính trong trận chiến khốc liệt. Ảnh: Thế Kiên
Bảo tàng Thành cổ
Gồm có 2 tầng riêng biệt. Tầng 1 là gian khánh tiết, trưng bày khái quát những dấu ấn đậm nhất về Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm năm 1972. Tầng 2 gồm các kỉ vật và dấu ấn thời gian trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972.
Bảo tàng thành cổ. Ảnh: Thế Kiên
Mặt chính diện là bức ảnh Thành Cổ Quảng Trị chụp vào ngày 16/8/1972 khi cuộc chiến 81 ngày đêm đang diễn ra.
Ảnh: Thế Kiên
Ngay chính giữa bức ảnh có hình ảnh ngọn lửa, đây chính là ngọn lửa bất tử cùng với những bức phù điêu mô phỏng ca ngợi tinh thần đoàn kết của các sư đoàn, binh đoàn chủ lực, binh chủng quân đội nhân dân Việt Nam
Ảnh: Thế Kiên
Dưới thời Pháp thuộc đã cho xây dựng thêm ở đây những công trình phục vụ cho mục đích xâm lược như: Nhà mật thám, trại lính, kho tàng chứa quân trang, quân dụng,...
Đặc biệt Thực dân Pháp còn xây dựng tại đây một nhà lao gọi là Lao xá Quảng Trị, nơi đây từ năm 1929 - đầu 1972 là nơi giam cầm các sĩ phu yêu nước và chiến sĩ cộng sản.
Dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, thị xã Quảng Trị trong đó có Thành Cổ trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội của một tỉnh địa đầu ở miền Nam.
Thành Cổ lúc bấy giờ là khu căn cứ quân sự, tập trung các cơ quan đầu não của Mỹ - Nguỵ. Lúc này vị thế của thị xã Quảng Trị và Thành Cổ đã có sự thay đổi.
Do vị trí chiến lược Thành Cổ nằm trong lòng thị xã Quảng Trị, cùng với sự thay đổi về mục đích sử dụng của Thành Cổ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vì vậy, Thành Cổ được đẩy lên một tầm quan trọng mới khi cục diện chiến trường có sự thay đổi, cuộc đấu tranh về chính trị và quân sự giữa hai bên ngày càng trở nên khốc liệt.
Chính vì lẽ đó, Thành Cổ là nơi quy tụ các nguyên nhân, sự kiện diễn ra tại thị xã Quảng Trị từ năm 1954 đến 1971. Đây cũng là lý do tại sao Thành Cổ Quảng Trị là tâm điểm trong cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa 1972.
Ảnh: Thế Kiên
Các di vật của cuộc chiến vẫn còn được lưu giữ tại đây. Ảnh: Thế Kiên
Một số hình ảnh tại gian trưng bày các kỷ vật trên tầng 2 thuộc Bảo tàng :
Ảnh: Thế Kiên
Có lẽ, trên dải đất hình chữ S này, hiếm có nơi nào chịu đựng nhiều đau thương và mất mát như Quảng Trị, nhưng cũng hiếm có nơi nào sức sống, sức vươn lên của người dân lại mạnh mẽ đến như thế.
Thành cổ Quảng Trị là nhân chứng lịch sử, điểm đến nổi tiếng ở mảnh đất nhuốm màu bom đạn một thời. Sự cố gắng từng ngày của người dân nơi dây đang dần đưa Quảng Trị "hồi sinh từ tro tàn", trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Theo Tạp chí điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận