Indonexia hiện thực hoá mục tiêu điện khí hoá khi sản xuất pin Lithium vào năm 2023
Thực hiện chiến lược giảm thâm hụt cán cân thương mại đồng thời cũng thực hiện kế hoạch điện khí hoá nền kinh tế, Chính phủ Indonexia đã chuyển giai đoạn mới trong chế biến nickel để chủ động sản xuất pin Lithium vào năm 2023.
- Pin lithium chìa khóa thành công của thị trường xe điện trong tương lai
- Thiết bị di động sử dụng pin Lithium từng bị triệu hồi hết cửa lên máy bay
- Huyndai "bắt tay" với Grab phát triển xe điện tại Indonexia
Bộ trưởng Điều phối hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan mới đây cho biết quốc gia này đang chuyển sang giai đoạn mới trong chế biến nickel với mục tiêu cuối cùng là tự sản xuất pin lithium vào năm 2023.
Theo Bộ trưởng Luhut, mục tiêu nói trên là một phần trong chiến lược lớn nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại thông qua việc thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng hóa có giá trị gia tăng cao thay vì các loại nguyên liệu thô.
Sản xuất pin lithium được kỳ vọng giúp Indonexia cân bằng cán cân thương mại.
Phát biểu với báo chí mới đây, Bộ trưởng Luhut nói: "Trong nhiều năm qua, Indonesia chỉ sản xuất quặng nickel. Việc chế biến quặng thành pin lithium sẽ tác động lớn đến xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại".
Bộ trưởng cũng cho biết Indonesia đã làm chủ công nghệ tách chiết sử dụng axit áp suất cao (HPAL) - quy trình chiết xuất nickel và cobalt từ quặng đá ong và là khâu quan trọng trong sản xuất pin lithium.
Theo Bộ trưởng Luhut, Chính phủ Indonesia sẽ hợp tác với công ty sản xuất pin GEM của Trung Quốc và nhà sản xuất pin lithium CATL để xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium tại tỉnh Tây Java và dự kiến hoàn thành trong vòng 18-24 tháng tới.
Ông Luhut cho biết kế hoạch sản xuất pin lithium cho ô tô điện cũng là động thái “đi tắt đón đầu” lệnh cấm các phương tiện sử dụng nhiên nhiên liệu hóa thạch vào năm 2045 của Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, một khi lệnh cấm có hiệu lực, EU sẽ trở thành thị trường rất hứa hẹn đối với các sản phẩm pin lithium của Indonesia “Made in Indonesia”.
Indonesia có trữ lượng nickel lớn nhất thế giới với 21 triệu tấn, cao hơn Australia (Ôx-trây-lia, 19 triệu tấn) và Brazil (Bra-xin, 11 triệu tấn). Đầu tháng Chín vừa qua, quốc gia này đã thông báo cấm xuất khẩu quặng nickel chế biến ở mức độ thấp từ ngày 1/1/2020 nhằm đảo bảo tuổi đời hoạt động của các nhà máy chế biến trong nước, cũng như nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp sản xuất pin xe điện.
Theo một nghiên cứu của Chính phủ Indonesia, pin chiếm tới 40% tổng chi phí sản xuất ô tô điện. Trong khi đó, Indonesia là một trong những quốc gia có nguồn nguyên liệu thô tốt nhất thế giới để sản xuất pin lithium, cụ thể là quặng nickel hàm lượng thấp và cobalt hàm lượng cao.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận