FED: Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp "hụt hơi" sau đại dịch
Trước những con số thống kê về tác động của đại dịch COVID-19, các chuyên gia về chính sách quan ngại rằng thế giới không thể quay trở lại đời sống như trước dịch và còn có thể sẽ có rất nhiều doanh nghiệp "hụt hơi" trước hành trình khôi phục kinh tế cần rất nhiều thời gian này.
- 12 giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
- 76% doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số
- Áp thuế - Tổng thống Trump muốn kéo doanh nghiệp Mỹ về nước
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 20/5 nhận định rằng một số loại hình doanh nghiệp có thể không thể tồn tại trong thế giới hậu đại dịch COVID-19, ngay cả sau khi nền kinh tế Mỹ phục hồi từ đại dịch này.
Hoạt động của các doanh nghiệp bị thu hẹp, thậm chí có thể phải phá sản thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Việc dập dịch COVID-19 là yếu tố chính trong kế hoạch khôi phục nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo Fed, những ảnh hưởng lâu dài bởi đại dịch đối với một số doanh nghiệp có thể vẫn tồn tại.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed quan ngại rằng, ngay cả sau khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng, một số mô hình kinh doanh có thể không còn hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt nếu người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng trở lại với các hoạt động thường nhật.
Trong biên bản cuộc họp chính sách tháng Tư của Fed, các quan chức của ngân hàng này bày tỏ lo ngại rằng một lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ có thể không chịu đựng nổi một cú sốc gây ra những tác động lâu dài về mặt tài chính.
Với hơn 90.000 ca tử vong do virus SAS-CoV-2 và các dữ liệu cho thấy hơn 30 triệu việc làm tại Mỹ đã bị mất, ít nhất là trong tạm thời, Fed dự báo kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến sự sụt giảm "chưa từng có" trong quý II/2020, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cao nhất kể từ Thế chiến thứ II.
Chủ tịch Fed Jerome Powell mới đây dự đoán, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý II năm nay có thể sụt giảm 20-30%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 25%.
Các quan chức Fed quan ngại rằng, ngoài những ảnh hưởng về kinh tế trong thời gian tới, đại dịch còn tạo ra một sự bất ổn và rủi ro đáng kể cho hoạt động kinh tế trong trung hạn.
Họ cho rằng việc “sa thải lao động tạm thời” có thể trở thành “vĩnh viễn" và khả năng bùng phát dịch COVID-19 thứ hai có thể cản trở các doanh nghiệp tham gia vào các dự án mới, phục hồi lực lượng lao động, hoặc thực hiện các khoản đầu tư mới.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 17/5 (giờ địa phương) cho biết các cuộc đàm phán sẽ diễn ra về dự luật cứu trợ ứng phó ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 3.000 tỷ USD do đảng Dân chủ đề xuất và đã được Hạ viện Mỹ đã thông qua vào cuối ngày 15/5.
Theo bà Pelosi, gói cứu trợ trên có thể dẫn tới các cuộc đàm phán mới giữa các nghị sỹ đảng Dân chủ với các nghị sỹ đảng Cộng hòa của Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đã đề cập tới nhu cầu bảo vệ nợ của doanh nghiệp mới trong giai đoạn dịch COVID-19 hoặc tăng cường cắt giảm thuế.
Tuy vậy, trả lời phỏng vấn trong chương trình "Face the Nation" của đài truyền hình CBS, bà Pelosi cho rằng các nghị sỹ đảng Dân chủ đều không ủng hộ hai ý kiến trên. Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho rằng dự luật trên sẽ “chết yểu”.
Một số nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa cho rằng việc xem xét triển khai gói cứu trợ mới có thể phải chờ đến khi các gói cứu trợ trước phát huy hiệu quả, song bà Pelosi hối thúc Mỹ cần hành động nhanh để hỗ trợ các lao động thất nghiệp ở Mỹ. Hơn 36 triệu người lao động tại Mỹ đã nộp đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay.
Theo dự kiến, gói cứu trợ sẽ “lan tỏa” sự hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ, trong đó bao gồm gần 1.000 tỷ USD dành cho các bang và chính quyền các địa phương đang gặp khó khăn. Ông Gavin Newsom, Thống đốc bang California, cho biết mức thâm hụt ngân sách 54 tỷ USD của bang này là hậu quả trực tiếp của dịch COVID-19.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận