Giá điện bán lẻ sẽ tăng khi EVN vừa báo lỗ gần 20 ngàn tỷ đồng?

Thế Kiên
21/09/2022 09:00
D

Mới đây, trong báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của EVN công bố, 6 tháng 2022, tổng tài sản của EVN là trên 673.100 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Việc lỗ nặng này có thể sẽ là nguyên nhân, khiến giá điện bán lẻ sẽ tăng trong thời gian tới nếu không có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng trên.

Năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% tổng công suất đặt của hệ thống nhưng vận hành không ổn định, khiến nhiệt điện than vẫn phải gánh khoảng 40% tỷ trọng về sản lượng toàn hệ thống.

Hiện vốn chủ sở hữu của tập đoàn cũng giảm 17.231 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 6 tháng đầu năm lại tăng khoảng 400 tỷ đồng so cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của EVN đạt khoảng 673.157 tỷ đồng, giảm gần 4,6% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn tài sản của tập đoàn tập trung ở tài sản cố định, gần 443.295 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn trên 37.127 tỷ.

Cuối quý II, EVN có vốn chủ sở hữu gần 230.680 tỷ đồng, giảm trên 17.230 tỷ so với đầu năm. Các khoản nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn và dài hạn của "ông lớn" ngành điện đều giảm so với đầu năm, lần lượt là 152.197 tỷ đồng và 290.279 tỷ đồng.

Điều đáng nói, dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận gộp của EVN lại giảm hơn 4.200 tỷ đồng. Nguyên nhân được chỉ ra là giá vốn bán hàng của EVN tăng mạnh do chi phí đầu vào. EVN lỗ sau thuế trong trong 6 tháng 2022 là 16.586 tỷ đồng.

Theo lý giải của tập đoàn này, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay đẩy chi phí sản xuất điện của tập đoàn tăng rất cao. 

8 tháng năm 2022 theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng than nhập của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước gần 5 triệu tấn, ước đạt 22,3 triệu tấn. Tuy nhiên, kim ngạch nhập than tăng tăng 98%, ước đạt 5,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Lượng giảm, nhưng giá than nhập tăng rất mạnh, bình quân 8 tháng qua, mỗi tấn than nhập giá là 5,6 triệu đồng/tấn (cùng kỳ là 2,3 triệu đồng/tấn), mức giá tăng gần như gấp đôi.

Lượng than nhập về Việt Nam chủ yếu từ Nga và Indonesia, trong đó than Indonesia đạt 7,3 triệu tấn, giảm 4,2 triệu tấn; than Nga là 1,6 triệu tấn, giảm gần 900.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Giá than Indonesia 8 tháng năm 2021 là 1,6 triệu đồng/tấn, nay đã tăng lên 3,7 triệu đồng/tấn (mức tăng trên 2,3 lần); than Nga từ chỗ chỉ 2,7 triệu đồng/tấn, nay đã tăng lên 6,6 triệu đồng/tấn. 

Như vậy, có thể nói chi phí đầu vào của giá nhập than đã tăng rất mạnh, đây là một trong những nguyên nhân khiến EVN thua lỗ do phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu than cho một số nhà máy điện.

Có tăng giá bán điện?

Hiện, lo ngại lớn nhất của người dân là bối cảnh chi phí đầu vào tăng khiến EVN sớm muộn cũng phải tăng giá điện bán lẻ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và có thể gây lạm phát. 

Theo tính toán của EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã lên mức 1.915,59 đồng một kWh, cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng một kWh.

Giá bán lẻ điện bình quân được xem xét, điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) tăng từ 3% trở lên. Nếu giá bán điện bình quân cao hơn mức đang áp dụng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính kiểm ra, rà soát và báo cáo Thủ tướng quyết định mức tăng phù hợp.

Từ tháng 4-7/2022, lãnh đạo EVN đã nhiều phát triển trấn an người dân, dư luận về việc chưa đề xuất tăng giá điện. Theo đó, tháng 4/2022, tại hội thảo "Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện", ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Cam kết không tăng giá điện trong năm 2022 dù phải chấp nhận lợi nhuận bằng 0, nhưng EVN sẽ khó cân đối trong các năm tiếp theo nếu giá nhiên liệu đầu vào vẫn tăng.

Đợt tháng 7/2022, chứng kiến chi phí đầu vào tăng mạnh, nhưng Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ về việc chưa đề xuất tăng giá điện bán lẻ. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu EVN tiết kiệm chi phí; Bộ Công Thương tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí của tập đoàn này để giữ ổn định giá điện.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc không tăng giá điện có thể chỉ ở năm 2022, trong năm 2023 EVN sẽ phải tăng giá điện để đáp ứng cân đối tài chính và năng lực. Việc giá điện thấp, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao là rủi ro lớn cho EVN và khiến giá bán điện của các nhà máy phát điện (nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió..) không thể bù lỗ được.

Bên cạnh đó, việc tăng giá bán điện hợp lý giúp doanh nghiệp, hộ tiêu dùng cân đối sử dụng điện tiết kiện, thay đổi công nghệ để thích ứng, giảm chi phí, tiến đến thị trường giá điện cạnh tranh.

Nhiều ý kiến của người dân cũng được chúng tôi ghi nhận, Vì sao không để tư nhân vào triển khai mạnh mẽ ở mảng này? trong đó cũng có những ý kiến trả lời để giúp chúng ta có bức tranh toàn cảnh nhất.

Ảnh chụp màn hình ý kiến bạn đọc

Thứ nhất là hệ thống truyền tải điện. Khi đường điện quốc gia bị tụt áp đột ngột, buộc phải có nguồn điện khác bù vào để cân bằng điện áp. Nếu không đủ áp, sẽ không truyền tải được, sẽ gây ra một thảm họa kép ngay sau đó. Vì các nhà máy công nghiệp đều phụ thuộc 100% vào hệ thống truyền tải quốc gia. Thứ hai là bảo trì và bảo dưỡng đường dây truyền tải. Hậu quả gây ra còn nghiêm trọng hơn là nếu như không bảo dưỡng sẽ rò điện, phóng điện. Hai thứ trên mới gây lỗ. Tư nhân làm vì lợi nhuận, có tư nhân nào dám kéo lưới điện lên vùng sâu vùng xa, hải đảo cho dân cư thưa thớt không? Có tư nhân nào dám gánh lỗ như nhà nước không? 

Đầu tư công XDCB ngành điện rất lớn giai đoạn từ năm 2021-2030 theo kế hoạch là 141 tỷ USD. Nếu cứ tự thực hiện từ Thiết kế - Thi công - Giám sát thì thất thoát nhà nước sẽ rất lớn. Cần phải thực hiện đấu thầu rộng rãi cạnh tranh và hằng năm thông báo đến người dân để chống tham nhũng và lãng phí.

Hãy xem lại chi phí bán hàng và chi phí quản lý có được tiết giảm nhằm bù thêm vào chi phí nguyên liệu tăng cao hay vẫn chi lương, chi thường xuyên ngất ngưởng... 

Năm nào EVN cũng báo lỗ, nhưng đến cuối năm lại báo lãi khủng, thưởng khủng là sao vậy? Khó hiểu quá.

Thiết nghĩ, đây cũng là những trăn trở và những câu hỏi rất thiết thực đối với người dân, EVN nên lắng nghe và thấu hiểu rồi có những thông cáo chi tiết nhằm công khai minh bạch và lắng nghe ý kiến của người dân để tiếp thu và hành động nhằm thay đổi hướng tới hiệu quả hơn về mọi mặt.

Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

Home Credit triển khai chương trình 'Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình'

Home Credit triển khai chương trình 'Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình'

Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương bật tăng khi phố Wall hồi phục

Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương bật tăng khi phố Wall hồi phục

Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 chủ đề 'Chiến thắng trong kỷ nguyên AI'

Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 chủ đề 'Chiến thắng trong kỷ nguyên AI'

Gitex Asia 2026 được tổ chức tại Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế số

Gitex Asia 2026 được tổ chức tại Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế số

Alphabet tăng tốc ngoạn mục: Lợi nhuận bứt phá, cổ phiếu lập đỉnh sau giờ giao dịch

Alphabet tăng tốc ngoạn mục: Lợi nhuận bứt phá, cổ phiếu lập đỉnh sau giờ giao dịch

Kinh tế Hàn Quốc Quý I/2025: GDP lần đầu giảm sau 4 năm

Kinh tế Hàn Quốc Quý I/2025: GDP lần đầu giảm sau 4 năm

Phát triển hệ sinh thái KTS Việt Nam: Tầm nhìn và chiến lược

Phát triển hệ sinh thái KTS Việt Nam: Tầm nhìn và chiến lược

Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa trong trạng thái trầm lắng

Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa trong trạng thái trầm lắng

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất: Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương giao dịch trái chiều

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất: Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương giao dịch trái chiều

ĐHĐCĐ Chứng khoán BIDV: Lợi nhuận mục tiêu 560 tỷ đồng, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 10%

ĐHĐCĐ Chứng khoán BIDV: Lợi nhuận mục tiêu 560 tỷ đồng, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 10%

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019