Kinh tế số và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): Nền tảng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Chuyển đổi số đang tái định hình nền kinh tế Việt Nam với tốc độ ấn tượng. Báo cáo chính thức cho thấy kinh tế số chiếm hơn 13% GDP, thúc đẩy năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), "chìa khóa vàng" giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và bước vào kỷ nguyên tăng trưởng bền vững.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nền tảng số "Make in Vietnam" đã sẵn sàng cho kinh tế số
- Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- AI tạo sinh IBM watsonx khai mở cánh cửa mới để thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam
Lời tòa soạn: Hội thảo khoa học "Kinh tế số và TFP: Nền tảng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" do Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/7/2025 vừa qua đã bàn về con đường đưa năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trở thành động lực chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hội thảo Cụ thể hóa và triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đưa năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trở thành động lực then chốt, quyết định mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tạp chí Điện tử và Ứng dụng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Báo cáo của Cục Thống kê về vấn đề này. |
Hội thảo khoa học Kinh tế số và TFP: Nền tảng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và Đại học quốc gia TP.HCM tổ chức vào sáng ngày 10/7/2025. |
Mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại. Phát triển kinh tế số không chỉ mở ra cơ hội hình thành các ngành nghề mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn là động lực then chốt để nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP). Đây chính là nền tảng quan trọng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ dựa vào khai thác nguồn lực sang dựa vào hiệu quả và tri thức.
Trong giai đoạn hậu đại dịch, khi Việt Nam đang tích cực tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc khai thác hiệu quả tiềm năng của kinh tế số để nâng cao TFP không chỉ là một cơ hội, mà còn là yêu cầu chiến lược cấp thiết để đảm bảo tăng trưởng bền vững, tự chủ và có năng lực cạnh tranh trong dài hạn.
I. Kinh tế số - Lý luận và thực tiễn
1. Tình hình quốc tế
1.1. Khái niệm và quan điểm về kinh tế số
Khái niệm:
Kinh tế số là một khái niệm đa chiều, được hình thành từ nhiều góc nhìn:
Tapscott (1996) nhấn mạnh yếu tố công nghệ, kỹ năng và tri tuệ con người.
Kling & Lamb (2000), Mesenbourg (2001) nhìn nhận kinh tế số là việc áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và giao dịch.
Brynjolfsson & Kahin (2000), G20 DETF (2016) lại coi kinh tế số là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế dựa trên nền tảng web và mạng thông tin.
Hội nghị G20 năm 2016 đã đưa ra định nghĩa tổng quát: kinh tế số là các hoạt động sử dụng thông tin và tri thức số hoá như yếu tố sản xuất chủ đạo, khai thác công nghệ thông tin - truyền thông như một động lực quan trọng để nâng cao năng suất và tối ưu hoá cơ cấu kinh tế.
Đến năm 2020, OECD cung cấp một khung định nghĩa toàn diện hơn: Kinh tế số bao gồm toàn bộ các hoạt động dựa vào hoặc được tăng cường bởi công nghệ kỹ thuật số, hạ tầng và dịch vụ số, cùng với dữ liệu. Năm 2023, OECD đã công bố Số tay hướng dẫn biên soạn bảng nguồn và sử dụng số (D.SUTs).
1.2. Khung định nghĩa về kinh tế số
Khung định nghĩa về kinh tế số theo từng cấp độ gồm:
Thước do cốt lõi, chi bao gồm hoạt động sản xuất hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông các địa chỉ và công nghệ kỹ thuật số.
Thước do hẹp, bao gồm lĩnh vực cốt lõi cùng như hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các doanh nghiệp có hoạt động dựa vào kỹ thuật số.
Thước do rộng, bao gồm hai thước do đầu tiên cùng như hoạt động kinh tế từ các doanh nghiệp được tăng cường bởi tích cực sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số.
Thước do xã hội số, mở rộng hơn so với kinh tế số. Thước do này kết hợp các tương tác kỹ thuật số hoá và hoạt động không được bao gồm trong ranh giới sản xuất GDP, chẳng hạn như việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số miễn phí (bao gồm cả các nền tảng kỹ thuật số công cộng miễn phí).
Bảng 1: Khung định nghĩa về kinh tế số
1.3. Phương pháp đo lường và kết quả quốc tế
Theo các tài liệu hiện nay, có hai phương pháp đo lường kinh tế số đó là phương pháp tiếp cận từ trên xuống và phương pháp tiếp cận từ dưới lên:
Phương pháp tiếp cận từ trên xuống: Đo lường dựa vào tài cá các ngành được hưởng lợi từ việc áp dụng công nghệ số và năng suất các nhân tổ tổng hợp công nghệ số; nhìn quan từ cơ cấu doah nghiệp có hoạt động để chủ về các địa dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông dựa trên sự hiểu về giá thành các nhân tố sồng thực của kỹ thuật số.
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: Đo lường từng thành phần của kinh tế số, xác định khái niệm, phạm vì từ phần cứng đến hoạt động thương mại điện tử để tổng hợp và đi đến một ước tính ỡ tầm vĩ mô như OECD, Cơ quan phần tích kinh tế Mỹ, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên, hương dẫn do lường nền kinh tế số được quan tâm nhiều nhất trên thế giới hiện nay là của OECD và ADB.
OECD đề xuất đo lường nền kinh tế số theo 3 khía cạnh: Giao dịch số; Sản phẩm số; Ngành kinh tế số đồng thời khuyến nghị các quốc gia xây dựng bảng nguồn và sử dụng số (D.SUT) dựa trên cấu trúc của bảng nguồn và sử dụng (SUT) tiêu chuẩn để đo lường nền kinh tế số thông qua việc thêm 07 ngành kinh tế mới và 04 sản phẩm số mới.
ADB đề xuất ước tính đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP dựa trên bảng cân đối liên ngành (IO), theo đó "Nền kinh tế số là sự đóng góp của bất kỳ giao dịch kinh tế nào liên quan đến cả sản phẩm kinh tế số và ngành kinh tế số trong GDP".
Hiện nay, một số nước trên thế giới đã tính toán chi tiêu lý trọng kinh tế số trong tổng giá trị tăng thêm hoặc tỷ trọng kinh tế số trong GDP. Tuy nhiên, do có sự khác biệt trong định nghĩa, phạm vi về kinh tế số của các quốc gia, các ước tính về quy mô của kinh tế số có sự khác biệt lớn. Một số kết quả nổi bật:
- Trung Quốc: tỷ trọng kinh tế số chiếm 40% GDP (2021);
- Mỹ: 10,3% GDP (2021);
- Malaysia: 23,1% GDP (2021);
- Thái Lan: 14,1% GDP (2021);
- Canada: khoảng 5,5% GDP (2017-2019);
- Úc: khoảng 6,3% GDP trong các năm 2020-2022.
2. Thực trạng ở Việt Nam
2.1. Cơ sở pháp lý
Để đánh giá vai trò và thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế số ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về mục tiêu, định hướng, hướng dẫn thông nhất thực hiện.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII (đến năm 2025, kinh tế số phải đạt khoảng 20% GDP);
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chi tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021;
- Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chi tiêu thuộc hệ thống chi tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn GDP, GRDP;
- Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT ngày 31/12/2021 của Bộ KHĐT quy định Hệ thống chỉ tiêu kinh tế số gồm 54 chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu quan trọng là tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP.
Theo các quy định này, chí tiêu Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP Cục Thống kê chịu trách nhiệm chủ trì biên soạn, công bố.
2.2. Xác định khái niệm, phạm vi kinh tế số
Khái niệm: Kinh tế số là các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan lý điều hành và tối ưu hoạt động kinh tế.
Phạm vi: Kinh tế số bao gồm hoạt động kinh tế số lõi và hoạt động kinh tế được số hóa (sử dụng các sản phẩm của ngành kinh tế số lõi làm yếu tố đầu vào trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh).
Hoạt động kinh tế số lõi được xác định trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018). Hoạt động kinh tế số lõi liên quan đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ; 4 ngành cấp 1, 7 ngành cấp 2, 16 ngành cấp 3, 24 ngành cấp 4 và 26 ngành cấp 5.
Phương pháp do lường gồm hai phần:
Hoạt động kinh tế số lõi: thống kê trực tiếp từ hoạt động các doanh nghiệp trong ngành.
Hoạt động kinh tế được số hóa: ước tính dựa trên tỷ lệ chi phí ứng dụng CNTT so với giá trị sản xuất.
2.3. Thực trạng nguồn thông tin
GDP được biên soạn và công bố hàng quý, năm theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng. Riêng phương pháp thu nhập được thực hiện vào năm biên soạn và công bố bảng IO (5 năm/lần).
GRDP được biên soạn và công bố hàng quý, năm theo phương pháp sản xuất.
Nguồn thông tin biên soạn GDP, GRDP và lập bảng cân đối liên ngành IO gồm:
(1) Điều tra thống kê;
(2) Báo cáo thống kê;
(3) Khai thác dữ liệu hành chính.
2.4. Phương pháp đo lường và kết quả biên soạn tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP
Quy mô và đóng góp của hoạt động kinh tế số lõi được tính toán theo phương pháp sản xuất từ kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức tham gia các hoạt động trên.
Quy mô và đóng góp của hoạt động kinh tế được số hóa tính toán dựa trên tỷ lệ số hóa của các ngành thông qua hệ số chi phí trung gian. Tỷ lệ số hóa được hiểu là tỷ trọng của chi phí ứng dụng công nghệ tin, truyền thông so với giá trị sản xuất từ kết quả điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian của Tổng cục Thống kê năm 2021, các cuộc điều tra, dữ liệu hành chính và chế độ báo cáo thống kê.
Bảng 2: Phương pháp đo lường kinh tế số ở Việt Nam
2.5. Kết quả biên soạn
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020-2024 lần lượt là 12,66%, 12,87%, 12,83%, 12,87% và 13,17%. Trung bình tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP các năm 2020-2024 đạt khoảng 12,88%, trong đó ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,99% (chiếm 62%), số hóa các ngành khác đóng góp 4,89% (chiếm 38%).
Theo khu vực kinh tế, đóng góp kinh tế số của khu vực dịch vụ trong GDP cao nhất, bình quân giai đoạn 2020-2024 đạt 6,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5,98%; số hóa trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ thâm nhập thấp nhất trong giai đoạn 2020-2024 chỉ đóng góp khoảng 0,05% trong GDP. Giai đoạn 2020-2024, các hoạt động kinh tế được số hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt trong khu vực dịch vụ, giúp tỷ trọng kinh tế số của khu vực này trong GDP tăng từ 6,52% năm 2020 lên 7,14% năm 2024.
Bảng 3: Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP giai đoạn 2020-2024
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |
---|---|---|---|---|---|
Tổng số | 12,66 | 12,87 | 12,83 | 12,87 | 13,17 |
1. Kinh tế số lõi | 7,91 | 8,00 | 7,94 | 7,95 | 8,15 |
2. Kinh tế được số hóa | 4,75 | 4,86 | 4,89 | 4,92 | 5,01 |
Theo khu vực kinh tế: | |||||
1. Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản | 0,049 | 0,051 | 0,050 | 0,055 | 0,059 |
2. Khu vực Công nghiệp và Xây dựng | 6,09 | 6,206 | 5,916 | 5,83 | 5,96 |
3. Khu vực Dịch vụ | 6,52 | 6,608 | 6,866 | 6,99 | 7,14 |
Năm 2024, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 5 tỉnh, thành phố có tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP trên 20% bao gồm: tỉnh Bắc Giang (43,6%), tỉnh Bắc Ninh (42,5%), tỉnh Thái Nguyên (35,5%), thành phố Hà Nội (27,2%), tỉnh Vĩnh Phúc (26,8%); 7 tỉnh, thành phố có tỷ trọng từ 10-20%; 51 tỉnh, thành phố có tỷ trọng từ 5-10%.... Các địa phương cao là những địa phương thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho các hoạt động kinh tế số lõi, do đó giá trị tăng thêm của kinh tế số lõi chiếm khoảng 87%-96% tổng giá trị tăng thêm của kinh tế số tại các tỉnh này. Tỷ trọng kinh tế số của thành phố Hà Nội đạt 15,41% (kinh tế số lõi chiếm khoảng 75%) và của Thành phố Hồ Chí Minh là 13,51% (kinh tế số lõi chiếm khoảng 69%).
Bảng 4: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP năm 2024 của một số địa phương
II. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
1. Khái niệm
Từ điển trực tuyến Wikipedia, trong kinh tế học, TFP là một biến liên quan đến hiệu quả trong tổng đầu ra không thể tạo ra bởi đầu vào. Nếu mọi đầu vào đã được xem xét thì TFP có thể được coi là chỉ số đo lường thay đổi công nghệ đại hạn của nền kinh tế.
Tổ chức OECD sử dụng thuật ngữ "Năng suất đa yếu tố" (MFP - Multi factor productivity) để chỉ khái niệm tương đương TFP. "Năng suất đa yếu tố" (MFP) liên quan đến sự thay đổi về đầu ra bởi một yếu tố sản xuất chủ đạo. MFP được đo lường thông qua sự thay đổi về đầu ra mà không thể tính được thông qua thay đổi của đầu vào phối hợp. MFP thể hiện hiệu quả kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm công nghệ, quy mô sản xuất, kỹ năng quản lý, thay đổi trong tổ chức sản xuất.
- Trung tâm Năng suất Việt Nam điền đạt TFP: "phần ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hóa - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý,... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn".
Như vậy, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do năng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, năng cao trình độ lao động... Theo đó, chúng ta có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (i) phần do vốn tạo ra, (ii) phần do lao động tạo ra; (iii) và phần do nhân tố tổng hợp tạo ra. Như vậy, không nhất thiết lúc nào cũng phải tăng lao động hoặc vốn để tăng đầu ra, mà có thể có đầu ra lớn hơn bằng cách sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn, cải tiến quá trình công nghệ, trình độ quản lý, trong đó các nhân tố đầu vào được phối hợp sử dụng tốt nhất.
2. Phương pháp đo lường
Công thức tổng quát: Y = A × L^α × K^β
Trong đó: Y: Tổng sản lượng; A: Năng suất TFP; L, K: Lao động và vốn; α, β: Độ co giãn theo đầu vào
Mức tăng trưởng TFP được tính bằng: ITFP = IY - (α × IK + β × IL)
Trong đó: ITFP là tốc độ tăng của TFP; IY là tốc độ tăng của giá trị tăng thêm; IK là tốc độ tăng của vốn cố định; IL là tốc độ tăng của lao động; α,β là độ co giãn của lao động và vốn
3. Kết quả đo lường
Tốc độ tăng TFP và đóng góp vào tăng trưởng GDP đã được Cục Thống kê công bố theo từng giai đoạn, phần dưới xử lý hương cải thiện nhờ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng cao kỹ năng lao động và đầu tư công nghệ.
Kết quả biểu 01 và biểu 02 cho thấy, từ năm 2010 đến nay tốc độ tăng lao động là thấp nhất, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng lao động giảm 1,92%; năm 2024 chỉ đạt 1,09%. Tiếp đó là tốc độ tăng TFP, cao hơn tốc độ tăng lao động nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng GDP. Đời với các năm Covid-19 và hậu Covid-19, tốc độ tăng GDP thấp chỉ khoảng dưới 3%, trong khi tốc độ tăng vốn ở các năm luôn ở mức cao, trên 7% (biểu 1,2).
Biểu 1: Tốc độ tăng các yếu tố
Biểu 2: Tốc độ tăng các yếu tố theo giai đoạn
Kết quả biểu 03 và biểu 04 cùng cho thấy, đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP là khá thấp, đóng góp của vốn (K) vào tăng trưởng GDP là lớn nhất. Đặc biệt, năm 2023, đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,58% trong khi đóng góp của vốn là 51,42%, đóng góp của TFP là 46%.
Điều này phản ánh rõ thực trạng năng suất lao động chưa cao, đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nhân lực và hiệu quả sử dụng vốn để duy trì tăng trưởng bền vững.
Biểu 3: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP
Biểu 4: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP theo giai đoạn
III. Những thách thức đặt ra
Mặc dù tiềm năng lớn, quá trình phát triển kinh tế số và nâng cao TFP tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rào cản:
Hệ thống thể chế, chính sách chưa bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ.
Hạ tầng số thiếu đồng bộ.
Khoảng cách số giữa đô thị và nông thôn.
Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số.
Thiếu hệ thống chia sẻ dữ liệu quốc gia, dữ liệu còn phân tán.
Chưa có cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích doanh nghiệp số hóa và tích cực sáng tạo trong doanh nghiệp.
IV. Giải pháp đề xuất
1. Hoàn thiện thể chế
Ban hành khung pháp lý cho dữ liệu, AI, blockchain, an ninh mạng.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về kinh tế số và TFP.
2. Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ.
Phát triển nhân lực số
Tích hợp đào tạo kỹ năng số vào giáo dục phổ thông và đại học.
Kết nối giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Trường học trong đào tạo nghề.
3. Tăng đầu tư vào R&D và đổi mới sáng tạo
Tăng tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu cùng phát triển.
Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư công nghệ lõi.
4. Nâng cao năng lực đo lường TFP
Áp dụng mô hình growth accounting 4.0.
Phát triển cơ sở dữ liệu lớn phục vụ hoạch định chính sách.
V. Kết luận
Kinh tế số và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là hai trụ cột gắn bó mật thiết, bổ trợ cho nhau trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam. Việc thúc đẩy kinh tế số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là nền tảng căn bản cho tăng trưởng hiệu quả và bền vững dựa trên TFP.
Việt Nam cần một chiến lược bài bản và toàn diện, trong đó TFP được đặt là mục tiêu trung tâm. Với sự đồng thuận và hành động quyết liệt từ chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội, kinh tế số sẽ là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng trong kỷ nguyên mới.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận