Dòng máy Leica - Câu chuyện kể màu sắc từ Tây Tạng
Tạp chí Điện tử giới thiệu trải nghiệm của Photographer Hoàng Hải đến từ Công ty lữ hành Diamondtour. Trong hành trình khám phá Tây Tạng, tác giả sử dụng máy ảnh và ống kính Leica tạo lên những câu chuyện hình ảnh nhiều màu sắc rực rỡ, sự chuyển tiếp tinh tế giữa các tông màu toát lên vẻ đẹp, sự lôi cuốn, huyền bí của Tây Tạng.
Trong lúc lên cung điện Potala, trời trong xanh quá, cành cây này thật đẹp và hoa nắng cùng Bokeh của Leica sẽ thật tuyệt với khuôn hình này. Ống kính Leica tạo ra hiệu ứng bokeh rất dễ chịu với mắt, những điểm sáng thì tạo nên những hình tròn hay tương đối tròn với màu sắc đồng đều khi chụp ở khẩu lớn nhất.
Số lá khẩu thì Leica có 9 còn các máy khác ít hơn, nên Leica tròn hơn chăng? Nhưng Leica nó chụp bức ngược sáng này không bị viền tím và nó rất là đẹp.
Chụp ngược sáng mà vẫn luôn giữ được các chi tiết và dải màu ở vùng Bokeh, đặc biệt là vùng Highlight. Các ống kính chất lượng thấp thì thường làm bệt và mất chi tiết các vùng highlight rất dễ dàng. Các ống kính từ Leica quả thật có một công thức đặc biệt để tạo nên Dynamic Range rất cao trong những sản phẩm của mình.
Trong các ngôi tự viện thì ánh sáng ở đây thiết kế chủ yếu từ kiến trúc, nên nếu tắt đèn đi thì chụp dễ hơn bởi vì ánh sáng chủ đạo sẽ mềm mại, tương phản cao và đúng góc chụp hơn. Khả năng tạo Micro contrast cao của một ống kính sẽ được tối ưu nhất khi nguồn sáng chủ mềm mại và giàu tính tương phản, đồng thời sự phản xạ nội bộ trong ống kính cũng được tối giản tuyệt đối. Chúng ta thấy một hình ảnh “giống thật” nhất khi có sự hoà hợp về màu sắc và chiều sâu. Điều này thì cảnh sắc của Tây Tạng làm quá tốt, nhất lại là kết hợp với ảnh của Leica, vì nó tái tạo toàn bộ khung hình với dải màu sâu và gần với mắt người nhất.
“Leica glow” giống như một đám mây mờ xung quanh chi tiết Highlight. "Leica Glow" không phải là tính năng của dòng máy Leica, những kỹ sư của Leica cố tình sản xuất ra và tự hào về nó, đơn giản, nó là những quang sai và hiệu ứng quang học không thể tránh khỏi trong những ống kính khẩu lớn, và thường ở những ống kính góc rộng. Hiệu ứng Glow này mang lại cho ống kính Leica một đặc điểm riêng biệt, trong nhiều trường hợp thì rất hữu dụng.
Tác giả sử dụng f1.7 thì các đám mây mờ đã xuất hiện quanh những chi tiết Hightlight, hiệu ứng Glow kết hợp với Micro contrast tạo ra sự khác biệt rất lớn cho những tấm hình. Nó càng làm tăng sự “ma mị” và ảo giác của Tây Tạng huyền bí, các lạt ma thì nói thế giới tâm linh tại Tây Tạng thì quá rõ ràng.
Tác giả sử dụng M8 mark2 50mm Sumicron f2.0, tất cả đều lấy nét tay và ống ngắm Rangefinder, nó làm tăng sự trải nghiệm nhiếp ảnh hơn. Từ khả năng quan sát và tư duy phát triển vấn đề, tất cả mọi thứ ở Tây Tạng đều diễn ra rất nhanh, tác giả phải thực hiện quan sát – chọn góc – bố cục – chỉnh kỹ thuật – bấm máy trong 5 giây. Làm cùng một lúc, phải kiểm soát hoàn toàn khoảnh khắc bấm máy đó. Tôi thích ngắm khuôn hình qua Rangefinder, vì nó không thể hiện Độ sâu trường ảnh (DOF) và độ méo của góc nhìn trên ống kính. Thay vì tập trung vào việc DOF sẽ được tái hiện ra sao, ống kính sẽ cho ra hiệu ứng tiêu cự như thế nào, tác giả có thời gian hơn tập trung hơn vào nội dung và sự hoà hợp về hình ảnh.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận