Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Khẩu trang trùm cổ không có tác dụng chống dịch

Ninh Gia (T/h)
12/09/2020 07:14
D

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo nghiên cứu mới nhất được các nhà khoa học trường Đại học Duke công bố cho thấy các loại khẩu trang trùm kín cổ không có tác dụng phòng bệnh khi cho rằng các sợi cấu tạo của sản phẩm đã làm vỡ nước bọt thành những hạt nhỏ nhỏ dễ là lây dịch bệnh.99

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, thông qua việc đánh giá tính hiệu quả của các loại khẩu trang khác nhau trong việc ngăn chặn dịch bệnh, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke của Mỹ phát hiện sản phẩm này có mạng trùm cổ, trong khi khẩu trang N95, khẩu trang y tế hay khẩu trang vải lại là sự lựa chọn tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng, nhiều nước trên thế giới đã bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng. Tuy nhiên, do nguồn cung thiếu, nên nhiều người đã chọn các khẩu trang tự chế hay các giải pháp khác thay thế khẩu trang để bảo vệ chính mình.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Khẩu trang trùm cổ không có tác dụng chống dịch

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Khẩu trang trùm cổ không có tác dụng chống dịch.

Chính do đó, các chuyên gia Đại học Duke đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các loại khẩu trang trong việc ngăn giọt bắn trong quá trình giao tiếp - vốn được cho là tác nhân lây truyền bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã lắp một chùm tia laser trong một chiếc hộp tối để chiếu vào các giọt bắn của người nói khi họ nói thông qua một lỗ trên hộp. Một chiếc camera được đặt ở đầu bên kia chiếc hộp đã thu nhận hình ảnh những giọt bắn này.

14 khẩu trang thông dụng đã được thử nghiệm, trong khi các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật toán máy tính để đếm số lượng các giọt bắn trong hình ảnh được camera thu lại.

Kết quả cho thấy khẩu trang trùm cổ - thường được những người chạy ngoài trời sử dụng, có ít tác dụng nhất trong việc ngăn giọt bắn, thậm chí còn tạo ra nhiều giọt bắn hơn ngay cả khi người nói không đeo khẩu trang.

Các tác giả của nghiên cứu lý giải nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do sợi vải của khẩu trang trùm cổ làm vỡ các giọt bắn to thành những giọt nhỏ hơn, thường tồn tại lâu hơn và dễ bay đi hơn trong không khí. Vì vậy, việc đeo khẩu trang trùm cổ có thể không mang lại tác dụng.

Việc sử dụng khăn rằn, khăn tay hoặc mũ trùm đầu cổ cũng không mang lại nhiều tác dụng. Trong khi đó, khẩu trang N95 được cho là mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó là khẩu trang y tế dùng một lần làm từ vải không dệt. Đứng thứ 3 về hiệu quả phòng, chống COVID-19 là khẩu trang có hai lớp cotton và mộ lớp làm từ sợi tổng hợp.

Theo trang thống kê toàn cầu wordometers.info, tính đến 22h ngày 11/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 28.410.527 ca mắc COVID-19, trong đó có 915.070 trường hợp tử vong. Hơn 20.416.840 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 7 triệu ca đang được điều trị với khoảng 1% là các ca nặng hoặc nguy kịch.

Tại châu Á, tâm dịch Ấn Độ ghi nhận thêm 96.551 ca mắc COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại quốc gia Nam Á này. Theo Bộ Y tế nước này, tỷ lệ mắc COVID-19 trong nước đang tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Hiện tổng số ca mắc tại Ấn Độ đã lên tới 4,5 triệu ca. Số ca tử vong duy trì ở mức hơn 1.000 ca/ngày trong 10 ngày qua. Ngày 11/9, Ấn Độ ghi nhận thêm 1.209 ca tử vong, nâng tổng số lên 76.271 ca.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học và chuyên gia chính phủ tiến hành, công bố trên tạp chí Medical Research cùng ngày, cho thấy hàng triệu người mắc COVID-19 có thể đã không được ghi nhận tại nước này hồi đầu năm. Theo nghiên cứu trên, trong tháng 5 có từ 82-130 ca mắc bệnh không được ghi nhận.

Nếu bổ sung những ca bệnh này, tổng số người mắc bệnh tại Ấn Độ có thể lên tới gần 6,5 triệu người tính đến hết tháng 5, trong khi tổng số ca mắc chính thức được Bộ Y tế công bố là hơn 180.000.

Tại Hàn Quốc, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết thủ đô Seoul tiếp tục phát sinh một số ổ dịch mới, trong đó số ca nhiễm mới liên quan đến Bệnh viện Severance ở quận trung tâm Seodaemun đã tăng lên thành 23 ca, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch lớn hơn.

Ngoài ra, thành phố miền Trung Gwangju cũng ghi nhận ổ dịch với 27 ca nhiễm tại một khu chợ thuộc quận Buk và Công ty Công nghiệp nặng Hyundai ở thành phố Ulsan với 12 ca. Theo KCDC, dù số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc duy trì ở ngưỡng trên 100 ca/ngày trong 9 ngày qua nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Trong số 176 ca nhiễm mới ghi nhận sáng 11/9, có 161 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 15 ca nhập cảnh. KCDC cho biết các cơ quan chức năng đang cân nhắc khả năng gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội sau ngày 13/9 nhằm ngăn dịch lây lan rộng.

Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tại một số nước Đông Nam Á vẫn gia tăng. Đáng chú ý, ngày 11/9, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong 3 tháng, với 182 ca. Hiện tổng số ca nhiễm tại Malaysia là 9.810, trong đó có 128 trường hợp tử vong, cao thứ 4 khu vực Đông Nam Á.

Philippines cũng ghi nhận thêm 4.040 ca mắc COVID-19 - mức tăng hằng ngày cao nhất trong 12 ngày qua. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm tại quốc gia Đông Nam Á này là 24.947 - cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có 4.066 trường hợp tử vong.

Tâm dịch Manila ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất cả nước, với 1.813 ca. Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines khẳng định nước này đang tăng cường năng lực của toàn bộ hệ thống y tế để phòng, chống COVID-19.

Tại Thái Lan, các số liệu dịch tễ học cho thấy chủng G của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện trên bệnh nhân đầu tiên sau 100 ngày nước này không ghi nhận ca nhiễm mới. Chủng G dễ lây nhiễm hơn các chủng L và S, và hầu hết được phát hiện ở những người nhập cảnh từ nước ngoài và phải cách ly.

Tổng Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu y học thuộc Bộ Y tế Thái Lan, ông Opas Karnkawinpong cho biết các ca nhiễm chủng G khá hiếm ở Thái Lan, song cảnh báo tình hình vẫn đáng lo ngại khi ngày càng có nhiều lao động nhập cư trái phép đang tìm cách thâm nhập lãnh thổ Thái Lan để tìm việc làm.

Giới chức Thái Lan cũng khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm các yêu cầu phòng dịch căn bản như đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

Mặc dù dịch bệnh đang lây lan với tốc độ chậm hơn ở một số nước, song số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ Latinh, khu vực có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới, đã vượt ngưỡng 8 triệu.

Thống kê của Reuters cho thấy số ca nhiễm trung bình hằng ngày tại khu vực này đã giảm xuống 67.173 ca trong tuần từ ngày 2-9/9, so với 80.512 ca tuần trước đó.

Brazil vẫn là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh trong khu vực, với hơn 4,2 triệu ca nhiễm và hơn 129.000 ca tử vong. Tuy nhiên, giới chức Brazil cho biết số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm với tốc độ mạnh nhất (30%). Peru, Colombia và Mexico - các nước có số ca nhiễm nhiều sau Brazil tại khu vực này, cũng giảm nhẹ.

Các nhà lãnh đạo các nước khu vực Mỹ Latinh đang tìm cách giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Riêng ngành du lịch của khu vực này ước tính thiệt hại khoảng 230 tỷ USD trong năm nay do ảnh hưởng của việc đóng cửa biên giới và hoạt động du lịch trên toàn cầu giảm mạnh.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh, với 6.589.020 ca mắc, trong đó có 196.345 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của dịch bệnh cũng đã giảm mạnh tại nước này, tới 13% so với tuần trước.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu phức tạp trở lại ở châu Âu. Anh là nước ghi nhận tốc độ lây nhiễm ở mức cao nhất, tới 77%, tương đương 2.532 ca mắc mới/ngày.

Một nghiên cứu của trường Đại học Hoàng gia Anh, công bố ngày 11/9, cho thấy tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đang gia tăng trên khắp các khu vực của xứ England, với số ca nhiễm tăng gấp đôi mỗi tuần.

Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ lây nhiễm đang tăng trong tất cả các nhóm tuổi, ngoại trừ nhóm người trên 65, và các ca nhiễm không chỉ liên quan đến những ổ dịch tại bệnh viện hay nhà dưỡng lão như những tháng trước. Tính đến nay, Anh ghi nhận 358.138 ca mắc COVID-19, trong đó có 22.913 người tử vong.

Thụy Sĩ, Hungary, Ukraine cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất. Trong 24 giờ qua, Thụy Sĩ đã ghi nhận thêm 528 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 - mức cao nhất kể từ đầu tháng 4.

Số ca mắc mới tại Hungary là 718 trường hợp - mức cao nhất từ khi bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp. Còn ở Ukraine, con số này lên tới 3.144 ca, vượt xa mức 2.836 ca ghi nhận hôm 5/9.

Theo cuộc khảo sát toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay về niềm tin đối với vaccine được công bố ngày 11/9 trên tạp chí y khoa Lancet, niềm tin của người dân đối với mức độ an toàn của vaccine đang gia tăng tại châu Âu dù có phần giảm nhẹ tại một số khu vực châu Á và châu Phi.

Tại Pháp - nơi niềm tin của công chúng vào vaccine vốn luôn ở mức thấp trong nhiều thập kỷ, số người ủng hộ mạnh mẽ đối với sự an toàn của vaccine đã tăng từ 22% lên 30%.

Tại Anh, niềm tin vào độ an toàn của vaccine cũng tăng từ 47% hồi tháng 5/2018 lên 52% vào tháng 11/2019. Tuy nhiên, Ba Lan và Serbia lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể niềm tin của công chúng đối với vaccine.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, Afghanistan, Philippines, Indonesia, Nigeria và Pakistan lại chứng kiến sự gia tăng "đáng kể" số người phản đối mạnh mẽ sự an toàn của vaccine. Các tác giả nghiên cứu cho rằng "xu hướng đáng lo ngại này" một phần do bất ổn chính trị và tôn giáo cực đoan.

WHO coi trào lưu phản đối vaccine là một trong 10 mối đe dọa y tế toàn cầu hàng đầu. Trong những năm gần đây, sự sụt giảm trong tỷ lệ tiêm chủng đã dẫn tới sự bùng phát các căn bệnh đáng lẽ có thể phòng tránh được như bại liệt và sởi.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Tin mới cập nhật

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Triễn lãm thiết bị biểu diễn chuyên nghiệp (PLASE SHOW) lần thứ 10 tại Hà Nội

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Bosch Việt Nam và ĐH RMIT chung tay đào tạo và phát triển nhân lực

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Kaspersky tổ chức Hội nghị miễn dịch không gian mạng với chủ đề ‘Hành trình của sự đổi mới’

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Đâu là 'Lá chắn trong kỷ nguyên số'?

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

Keysight trình diễn năng lực đo kiểm Ethernet tốc độ đường truyền toàn phần 1,6 Terabit đầu tiên trên thị trường

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

'Duy trì cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm ngay cả khi tích hợp AI'

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

Meta Llama 3 sẽ có mặt trên các thiết bị sử dụng Snapdragon

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

7 yếu tố quan trọng để khôi phục dữ liệu sau khi bị tấn công ransomware 

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Siemens và SHTP hợp tác nâng cao kỹ năng cho nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải thưởng báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Zalo gặp sự cố, người dùng tạm thời không thể gửi tin nhắn và hình ảnh

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Dreame X30 Master giải quyết triệt để 3 vấn đề các robot hút bụi lau sàn thường gặp

Tin đọc nhiều

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ thông tin và mã nguồn mở châu Á

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Khởi động bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam xuất sắc 2022

Khởi động bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam xuất sắc 2022

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Toàn cảnh xác lập kỷ lục Bản đồ Việt Nam được xếp từ nhiều xe ô tô nhất năm 2022

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Giới thiệu chương trình bình chọn “Xe của năm 2022"

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019