Xuất hiện ATM đầu tiên dành cho NFT
Phía Neon vừa tiết lộ về kế hoạch lắp đặt các máy bán NFT tương tự tại các trung tâm thương mại và những nơi công cộng khác. Máy bán NFT đầu tiên trên thế giới đặt ở New York (Mỹ), với mục đích giúp nghệ thuật trực tuyến tiếp cận và phổ biến trong cộng đồng tựa như nước ngọt và bánh kẹo.
- Cậu bé Ahmed đã kiếm được hơn 350,000 USD nhờ NFT
- NFT - Giải pháp mới để các nhà phát triển game 'đánh cắp' tiền của người chơi
- NFT - Cuộc cách mạng trong nền âm nhạc thời đại số
Chiếc máy bán NFT tự động được đặt trong một cửa hàng nhỏ ở khu tài chính Lower Manhattan với biển hiệu bên ngoài ghi "NFT ATM" - Ảnh: REUTERS
Chiếc máy này có vẻ ngoài trông giống như một máy bán hàng tự động truyền thống nhưng không bán nước ngọt hay đồ ăn, mà cung cấp mã QR trên phiếu đặt trong hộp giấy nhỏ. Với mức giá dao động từ 5,99 USD đến 420,69 USD.
Sau khi quét mã QR, tác phẩm nghệ thuật mới có thể được xem trên bất kỳ điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính bảng nào. Có nghĩa là khách hàng sẽ không hề biết trước mình mua được NFT nào.
Giám đốc điều hành Neon - ông Kyle Zappitell cho biết việc tạo ra máy bán NFT tự động nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mua sản phẩm mã hóa này. Hàng triệu người trên thế giới đang tò mò về tiền điện tử và các sản phẩm công nghệ, nhưng họ vấp phải quá nhiều rào cản.
Ông Zappitell coi yếu tố bí ẩn như một phần kích thích sự quan tâm và mở rộng tự nhiên của không gian nghệ thuật kỹ thuật số.
Các tác phẩm nghệ thuật mã hóa sẽ được bán bằng cách sử dụng nền tảng blockchain Solana. Một điều đặc biệt khác của máy ATM NFT này là khách hàng có thể giao dịch bằng thẻ thanh toán thông thường, mà không cần phải sử dụng tiền mã hóa như việc mua NFT.
Phía Neon cũng tiết lộ về kế hoạch lắp đặt các máy bán NFT tương tự tại các trung tâm thương mại và những nơi công cộng khác.
"Đây sẽ là một trong những thông điệp thực sự mạnh mẽ, cho thấy cách chúng ta dùng công nghệ thế giới cũ để áp dụng và tạo nên những đột phá công nghệ thế giới mới", ông Zappitell nói.
Thuật ngữ NFT (Non-fungible token, token không thể thay thế) ra đời từ năm 2017. Thuật ngữ công nghệ này dùng để chỉ một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain, có chữ ký số của người sở hữu.
Tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT luôn là bản gốc, không thể sao nhái. Chính vì vậy, người mua có thể truy nguyên tác giả sở hữu mà không cần đơn vị trung gian hay nhà đấu giá nào đứng ra xác tín.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận