Mitsubishi Motors sẽ cắt giảm 6,5 nghìn công nhân do ảnh hưởng của COVID-19
Đứng trước những nguy cơ rất lớn từ tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Mitsubishi Motors (Nhật Bản) đang lên kế hoạch cho nghỉ việc 6.500 công nhân của hãng này tại 3 nhà máy để đối phó với sự sụt giảm sản lượng trên toàn cầu.
- Top 10 xe bán chạy nhất tháng 11/2019, Mitsubishi Xpander thống trị ngôi vương
- Chiêm ngưỡng Mitsubishi Engelberg Tourer Concept - SUV điện cho dân mê Off-Road
- Mitsubishi Pajero Sport giảm giá “sập sàn” ở đại lý
Ngày 8/4, tập đoàn chế tạo ô tô Mitsubishi Motors của Nhật Bản cho biết sẽ cho nghỉ việc khoảng 6.500 công nhân tại ba nhà máy trong nước, đã hoặc sẽ tạm thời ngừng hoạt động do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo đó, đối tượng bị cắt giảm việc làm là nhân viên và công nhân ký hợp đồng thời vụ ở nhà máy Mizushima (tỉnh Okayama), nhà máy Okazaki (tỉnh Aichi) - dự kiến đóng cửa từ ngày 9/4, và chi nhánh Pajero Manufacturing Co. của Mitsubishi Motors ở tỉnh Gifu - dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ ngày 13/4.
Mitsubishi Motors sẽ cắt giảm 6,5 nghìn công nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Mitsubishi cho biết thêm, các nhà máy nói trên sẽ ngừng hoạt động cho đến ngày 23/4, còn những người bị cho nghỉ việc sẽ được bồi thường một phần tiền lương.
Tuần trước, Mitsubishi Motors cũng cho hay sẽ tạm dừng hoạt động của cả ba nhà máy trong nước để điều chỉnh sản xuất do nhu cầu ô tô toàn cầu đang giảm mạnh, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Trước đó, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Nhật Bản ngày 7/4 đã thông qua gói kích thích kinh tế khẩn cấp lớn chưa từng trị giá 108 nghìn tỷ yen (990 tỷ USD), tương đương 20% GDP của nước này.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng gói kích thích có thể không đủ hiệu quả để ứng phó với cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Shinzo Abe đánh giá là lớn nhất của kinh tế Nhật Bản kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai và việc chi bổ sung có thể là điều cần nhất trong cuộc chiến kéo dài chống đại dịch.
Gói kích thích, với 39,5 nghìn tỷ yen được chi trực tiếp, bao gồm các biện pháp khẩn cấp trị giá 2,1 nghìn tỷ yen đã được thông báo sau khi đại dịch bùng phát và một loạt các chương trình trị giá 19,8 nghìn tỷ yen, được soạn thảo vào tháng 12/2019, nhằm giảm thiểu tác động của quyết định tăng thuế tiêu dùng vào năm ngoái.
Nhà kinh tế trưởng Toshihiro Nagahama, thuộc viện Dai-ichi Life Research Institute, cho rằng tổng số tiền kích thích bao gồm các khoản chi bổ sung cho chương trình đầu tư và cho vay của chính phủ, nên số tiền chi thực tế của gói kích thích chỉ là 16,8 nghìn tỷ yen được lấy từ ngân sách bổ sung.
Chuyên gia Nagahama cũng nhấn mạnh các nước công nghiệp khác đang ban hành những chính sách tài khóa chủ động hơn, viện dẫn quyết định của Mỹ trong việc chi 300 tỷ USD trực tiếp cho các hộ gia đình và thậm chí là ý tưởng phát hành "trái phiếu Corona".
Chính phủ Nhật Bản dành ra khoảng 4 nghìn tỷ yen để hỗ trợ 300.000 yen cho mỗi hộ gia đình có thu nhập giảm hơn một nửa hoặc giảm xuống mức cho phép miễn thuế do dịch.
Tuy nhiên, ông Nagahama nói rằng những người đủ điều kiện nhận hỗ trợ là quá hạn chế và chính phủ cũng chậm hoàn tất kế hoạch này. Do đó, hiệu quả của chương trình giảm đi.
Trong khi đó, nhà kinh tế Takahide Kiuchi, thuộc viện Nomura Research Institute, đặt vấn đề về quy trình soạn thảo gói kích thích, cho rằng quy mô của gói này có thể đã được ấn định trước khi diễn ra các cuộc thảo luận về các biện pháp cụ thể.
Ông Kiuchi cho rằng nhiều chương trình không có tác động trực tiếp trong việc thúc đẩy GDP của Nhật Bản, như các biện pháp hoãn thuế, lại chiếm phần lớn trong gói kích thích.
Theo ông, chỉ sau khi dịch được kiểm soát, hầu hết các biện pháp thúc đẩy GDP mới được thực hiện, do đó gói kích thích sẽ không hạn chế được tác động tiêu cực từ việc ban bố tình trạng khẩn cấp vừa qua.
Nhà kinh tế Tatsuo Kobayashi tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản Japan nhận định sự lây lan của dịch bệnh sẽ chưa được kiểm soát ít nhất là cho đến cuối năm, và các biện pháp kinh tế bổ sung sẽ là cần thiết cho cuộc chiến kéo dài này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận