13 nhóm nhiệm vụ của Vụ Kinh tế số và xã hội số thuộc Bộ TT&TT
Vụ Kinh tế số và Xã hội số thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng về phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
- Bộ TT&TT: Bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số
- Băng tần 6Ghz - Nền tảng kết nối đáp ứng cho sự phát triển kinh tế số
- Bộ TT&TT được giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số
Mới đây, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 2118 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Theo đó, Vụ Kinh tế số và Xã hội số có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ và theo phân công của Bộ trưởng
2. Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ và theo phân công của Bộ trưởng.
3. Về quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số
- Tham mưu quản lý và phát triển kinh tế số nền tảng, giao dịch điện tử; thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
- Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số; triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp;
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên cả nước;
- Phối hợp hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, địa phương theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kinh tế số;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) xây dựng, cập nhật các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển kinh tế số của quốc gia; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thu thập các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển kinh tế số của bộ, ngành, địa phương.
4. Về quản lý và thúc đẩy phát triển xã hội số
- Tham mưu xây dựng các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển xã hội số của quốc gia; phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thu thập các chỉ số, chỉ tiêu thống kê, đo lường phát triển xã hội số của bộ, ngành, địa phương;
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công dân số; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động, chương trình nâng cao nhận thức số, phổ biến kiến thức số, đào tạo kỹ năng số cho người dân; hỗ trợ, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái các nền tảng số, dịch vụ số phục vụ phát triển xã hội số;
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy văn hóa số; nâng cao mức độ sử dụng các dịch vụ số của người dân; thúc đẩy các hoạt động, giải pháp nâng cao nhận thức về tuân thủ các quy tắc ứng xử trên môi trường số trong xã hội và cộng đồng.
5. Về quản lý và phát triển giao dịch điện tử
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu trình Bộ trưởng cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi, cấp lại các loại giấy phép trong lĩnh vực giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
- Tham mưu thúc đẩy phát triển hoạt động giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia đề xuất, xây dựng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, quản lý chất lượng trong lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ đối với các nền tảng số, dịch vụ số, hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy định pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
7. Chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu về kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống, nền tảng, cổng thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, giám sát, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử.
8. Chủ trì, phối hợp tổ chức các sự kiện, cuộc thi, diễn đàn quốc gia và quốc tế về kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử.
10. Tổ chức thực hiện và phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử.
11. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử theo phân công.
12. Quản lý về công chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Ảnh chụp màn hình.
Về cơ cấu tổ chức và biên chế, Vụ Kinh tế số và Xã hội số có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc. Biên chế công chức của Vụ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế công chức của Bộ TT&TT được giao.
Cuối tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và giao Bộ TT&TT chủ trì triển khai Chiến lược này.
Cùng với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số được ban hành đã hoàn thiện tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số theo 3 trụ cột tại Việt Nam.
Với lĩnh vực giao dịch điện tử, Bộ TT&TT đã được Chính phủ thông qua, trình Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023, dự luật này sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các giao dịch từ xa trên môi trường mạng một cách an toàn, tin cậy.
Tại Nghị định 48 ngày 26/7 của Chính phủ, Bộ TT&TT được bổ sung thêm cả về chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn về chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, kinh tế số, xã hội số; được thành lập thêm một đơn vị mới, tổ chức lại 1 đơn vị từ Vụ thành Cục, đổi tên một Cục để thực hiện các nhiệm vụ mới. Cụ thể là, thành lập mới Vụ Kinh tế số và Xã hội số; tổ chức lại Vụ CNTT thành Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông; đổi tên Cục Tin học hóa thành Cục Chuyển đổi số quốc gia. Để triển khai bộ máy theo Nghị định mới, lần lượt vào các ngày 30/9 và 19/10, Bộ TT&TT đã ban hành các Quyết định 1816, 1925 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 2 Cục: Công nghiệp CNTT và truyền thông, Chuyển đổi số quốc gia. |
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận