BHXH Việt Nam không dùng tiền mặt chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp
Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Kế hoạch số 1823/KH- BHXH ngày 9/6 “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng từ năm 2020 đến năm 2025”.
- CSDL chuyên ngành BHXH - Kiến tạo Chính phủ số, chuyển đổi kinh tế số
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Phương thức an toàn và hiệu quả
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Thành phần cốt lõi của kinh tế số
- Thanh toán không dùng tiền mặt - Nhiệm vụ đầu tiên của hệ thống ngân hàng năm 2020
Ảnh: Internet
Nhằm thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Kế hoạch nêu rõ 6 vấn đề BHXH Việt Nam cần thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025.
Theo đó, BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Chính phủ, của Ngành về việc đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng, tổ chức đại lý của ngân hàng, tập trung tuyên truyền về hiệu quả, lợi ích của việc chi trả không dùng tiền mặt, quy trình, thủ tục thực hiện; các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý người hưởng nhằm phù hợp với quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, tổ chức đại lý của ngân hàng 2 cung ứng dịch vụ chi hộ đảm bảo tính an toàn, bảo mật và thực hiện giao dịch điện tử.
Nhiệm vụ khó khăn nhất là chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN để kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), hệ thống phần mềm quản lý đảm bảo sẵn sàng kết nối, chia sẻ với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN, tính bảo mật trong giao dịch thanh toán theo đúng quy định.
Đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử, sử dụng chữ ký số trong việc chi trả, trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH với ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ chi hộ là đại lý của ngân hàng.
BHXH Việt Nam Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng (thông qua trao đổi đoàn công tác, hội nghị, hội thảo,..)
Xây dựng mục tiêu, lộ trình và giao chỉ tiêu cho từng BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) thực hiện chỉ tiêu vận động, khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN nhận qua tài khoản cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ chi hộ là đại lý của ngân hàng đến năm 2025 phù hợp với lộ trình phát triển mô hình đại lý ngân hàng, kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là ở các vùng chưa có hoặc ít có dịch vụ ngân hàng, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Kế hoạch số 1764/KH-BHXH ngày 23/5/2019 của BHXH Việt Nam, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội ở khu vực đô thị được chi trả qua phương thức không dùng tiền mặt theo Quyết định số 241/QĐ-TTG ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; đến năm 2021 phấn đấu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị theo Nghị quyết 3 số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
BHXH Việt Nam xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng (bao gồm cả các tổ chức đại lý của ngân hàng) theo nhiệm vụ được phân công tại Chương trình hành động thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg và Chỉ thị số 22/CT-TTg phù hợp với lộ trình phát triển mô hình đại lý ngân hàng, kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là ở các vùng chưa hoặc ít có dịch vụ ngân hàng, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trước đó, Từ tháng 5/2017, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) thí điểm phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tiền mặt cho người hưởng. Tại Hội nghị tổng kết thí điểm và mở rộng phương án ứng dụng CNTT trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, đa số ý kiến đều đánh giá cao việc thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả các chế độ BHXH hàng tháng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng. Bưu điện Việt Nam đã ứng dụng CNTT trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng đảm bảo chi trả nhanh chóng, chính xác, kịp thời, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong các quy trình nghiệp vụ của Ngành BHXH và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Theo lộ trình, từ tháng 4 đến tháng 5/2019, Phương án này sẽ được triển khai tại 10 tỉnh/thành phố: Vĩnh Phúc, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiện Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Phú Yên, Đồng Tháp. Từ tháng 6 đến tháng 8/2019, triển khai tại 20 tỉnh/thành phố: Đắk Lắk, Nghệ An, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cần Thơ, Bình Dương, Bắc Ninh, An Giang, Thái Bình, Thái Nguyên, Long An, Bình Định, Đắk Nông, Lào Cai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Bình, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn. Từ tháng 9 đến tháng 11/2019, triển khai tại 31 tỉnh/thành còn lại gồm: Ninh Thuận, Phú Thọ, Hưng Yên, Trà Vinh, Bến Tre, Cao Bằng, Hà Nam, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Yên Bái, Bạc Liêu, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Điện Biên, Hậu Giang, Kon Tum, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hà Giang, Khánh Hòa, Sơn La, Nam Định, Vĩnh Long. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận