Big data - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng quốc gia số trong "khủng hoảng" chip bán dẫn của Nhật Bản
Để đảm bảo quá trình chuyển đổi số quốc gia được diễn ra thông suốt, giới chức Nhật Bản đã xác định về định hướng trọng tâm trong thời gian tới sẽ phải là xây dựng trung tâm dữ liệu lớn trước tình hình thiết hụt chip bán dẫn đang diễn ra trên toàn cầu.
- Vpostcode - Nền tảng mã địa chỉ bưu chính cho Quốc gia số
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia để tiến tới một Việt Nam số"
- Bus lội nước tự lái lần đầu tiên trên thế giới tại Nhật Bản
Theo đó, các thành viên chính phủ đã trình bày dự thảo về các chính sách liên quan, trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc xây dựng các trung tâm dữ liệu cũng như biện pháp hỗ trợ xây dựng các cơ sở sản xuất chất bán dẫn tiên tiến tại Nhật Bản. Chi tiết nội dung sẽ được đưa vào chiến lược tăng trưởng dự kiến được công bố vào mùa Hè tới.
Ngành công nghiệp dữ liệu lớn sẽ là trung tâm phát triển của Nhật Bản trong kế hoạch ứng phó với "khủng hoảng" chip bán dẫn trên toàn cầu.
Trung tâm dữ liệu là một tòa nhà tích hợp các thiết bị truyền thông như máy chủ xử lý và lưu trữ thông tin. Chính phủ Nhật Bản xác định đây là cơ sở hạ tầng nòng cốt của thời đại kỹ thuật số.
Cùng với sự mở rộng của đường truyền tốc độ cao theo tiêu chuẩn 5G cũng như việc các công ty đang tăng tốc chuyển đổi số, việc mở rộng các trung tâm dữ liệu là vấn đề cấp bách hiện nay đối với Nhật Bản.
Chính phủ nước này cũng xem xét làm việc với chính quyền các địa phương để thảo luận kế hoạch đặt các trung tâm dữ liệu trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư sẽ nhận được hỗ trợ đáng kể cả về vốn vay và thuế.
Ngoài ra, nhiều vấn đề quan trọng khác cũng được thảo luận như làm thế nào để phân bố đều các trung tâm dữ liệu khi hiện nay có tới 80% số trung tập là tại Tokyo và Osaka, các giải pháp ứng phó với nguy cơ tác động của các thảm họa thiên tai, đặc biệt là động đất.
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hiện số lượng các trung tâm dữ liệu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu tập trung tại Trung Quốc.
Dự kiến trong năm nay, diện tích sàn sử dụng của các trung tâm dư liệu của Trung Quốc sẽ lên tới 1,7 triệu km2, trong khi Nhật Bản và Australila sẽ vào khoảng 440.000 km2. Trung Quốc đang có lợi thế về quỹ đất rộng, giá điện rẻ và thủ tục cấp phép xây dựng thuận tiện.
Chính phủ Nhật Bản đánh giá các "gã khổng lồ" về công nghệ thông tin như Google đang xúc tiến kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu mới tại châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế, Nhật Bản cần có chính sách thu hút bằng một chiến lược tăng trưởng cụ thể, hấp dẫn để tận dụng thời cơ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận