Google và Facebook có thể. phải gánh những mức thuế hợp lý hơn
Trước sự phát triển của công nghệ bởi những "đại gia" kỹ thuật số như Google và Facebook, EU đang tính đến phương án đánh thuế hợp lý hơn đối với những ông lớn công nghệ này sau những thí điểm khả quan trước đó.
- "Vận đen" tiếp tục đeo bám Google khi bị điều tra về chống độc quyền
- Bầu cử Mỹ năm 2020 chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông tin giả mạo ngập tràn Facebook
- CMC Cloud - nền tảng Cloud duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp với AWS, Microsoft và Google
Ngày 7/11, Ủy viên phụ trách cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), Margrethe Vestager đánh giá nỗ lực của quốc tế nhằm đánh thuế hợp lý hơn đối với các "đại gia" kỹ thuật số như Google và Facebook đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên.
Trả lời báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh Web ở Lisbon, Bồ Đào Nha, bà Vestager cho biết thông thường không có lý do để lạc quan về thuế, nhưng sự phát triển của thuế dịch vụ kỹ thuật số đang diễn ra nhanh chóng và đầy tham vọng trên quy mô Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và cũng nhận được sự ủng hộ từ các nước ngoài châu Âu.
Dư luận đang kỳ vọng từ nay đến tháng 6/2020, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ phê duyệt đề xuất của OECD về một thỏa thuận đánh thuế các "đại gia" công nghệ toàn cầu.
Nếu đạt được, thỏa thuận đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ không còn vấp phải các rào cản lớn, trong đó có Mỹ và các quốc gia có thuế suất thấp như Ireland hay Luxembourg, nơi các công ty công nghệ lớn đặt trụ sở quốc tế.
Theo nhà đàm phán về thuế hàng đầu của OECD Pascal Saint-Amans khó có thể tạo ra những thay đổi cơ bản trong một thời gian ngắn, nhưng hoàn toàn khả thi vì các quốc gia đang tạo nhiều sức ép để tìm ra một giải pháp.
Cuộc chạy đua để tìm ra giải pháp trở nên cấp bách khi công chúng ngày càng lo ngại rằng các chính phủ đang bị tước đoạt phần thuế lẽ ra được hưởng. Những "gã khổng lồ" công nghệ với lợi nhuận cao chót vót bị buộc tội trốn thuế nhờ chuyển nguồn thu nhập khổng lồ sang các quốc gia có thuế suất thấp.
Năm ngoái, Ireland cùng với sự hỗ trợ của Thụy Điển và Đan Mạch, đã phản đối nỗ lực của EU trong việc soạn thảo quy định về đánh thuế kỹ thuật số châu Âu, cho rằng tốt nhất là cần một giải pháp rộng hơn trên phạm vi toàn OECD.
Đề xuất của OECD, đang được 134 quốc gia đàm phán, nhằm tái phân bổ một số nguồn lợi nhuận và quyền đánh thuế cho các quốc gia mà các công ty kỹ thuật số có hoạt động kinh doanh dù họ đặt trụ sở ở đâu.
Điều này có nghĩa là các công ty này sẽ bị đánh thuế ở những nơi họ có các hoạt động kinh doanh ngay cả khi không có sự tồn tại cơ sở vật chất ở những nơi đó, một thực tế ngày càng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số.
Trước đó nhiều quốc gia đã đề xuất mức thuế riêng. Pháp là nước tiến hành mạnh mẽ nhất và điều này khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đáp trả bằng việc đánh thuế rượu vang Pháp.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận