TSMC dừng nhận đơn hàng đúc chip, Huawei dần bị cô lập
Hãng sản xuất chip bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới, TSMC, vừa hoãn nhận thêm đơn hàng từ Huawei sau khi Mỹ thay đổi các quy định về xuất khẩu.
- Samsung từ chối cung cấp chip - Huawei "lâm nguy"
- Buộc phải giảm dần các dự án tham gia phát triển mạng 5G của Công ty Huawei tại Anh.
- Bộ Thương mại Mỹ cụ thể hoá lệnh trừng phạt Huawei và ZTE
Với mục tiêu làm gián đoạn nguồn cung chip của Huawei, chính quyền Mỹ dường như đã đạt được thắng lợi. TSMC đã dừng tiếp nhận đơn hàng mới từ Huawei sau khi các quy định xuất khẩu thay đổi", một người gần gũi với vấn đề cho biết, theo Nikkei đưa tin.
Theo người này, chỉ những đơn hàng đã nhận từ trước và những đơn đang được sản xuất trước khi lệnh cấm đưa ra, mới không bị ảnh hưởng. Các lô chip cuối cùng sẽ được giao cho tới giữa tháng Chín.
Theo chính phủ Mỹ, tất cả các hãng sản xuất chip không phải doanh nghiệp Mỹ nhưng lại dùng thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, đều phải xin giấy phép chấp thuận trước khi giao hàng cho Huawei.
TSMC sẽ chịu tác động rõ ràng nhất của điều chỉnh này. Theo một nguồn tin thân cận khác, Huawei đang là khách hàng lớn thứ hai của họ. Ước tính Huawei chiếm khoảng 15-20% doanh thu hàng năm TSMC, chỉ sau Apple.
Huawei là hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, sản xuất smartphone lớn thứ hai, nhưng họ lệ thuộc vào TSMC để sản xuất các con chip tiên tiến.
Mặc dù công ty đã tự mình thiết kế được nhiều mẫu chip khác nhau thông qua công ty con HiSilicon, nhưng không có dây chuyền sản xuất nên phải lệ thuộc vào đối tác Đài Loan. TSMC là công ty sản xuất các con chip AI và chip mạng cho Huawei, hiện đang trở thành tâm điểm trong tranh chấp thương mại Mỹ Trung.
Dưới áp lực của chính phủ Mỹ, TSMC đã đồng ý xây dựng một nhà máy bán dẫn trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Với cái cớ "tăng cường an ninh quốc gia khi Trung Quốc tìm cách thống trị các công nghệ tiên tiến và kiểm soát các ngành công nghiệp quan trọng", Mỹ đã ép được TSMC xây nhà máy tại đây. Tuyên bố này đã gây chấn động giới công nghệ vì một nhà máy lớn như vậy có thể viết lại toàn bộ bản đồ ngành bán dẫn toàn cầu.
Việc mất đi một đồng minh quan trọng lúc này là mất mát lớn với hãng điện thoại Huawei. Một số biện pháp đã được Huawei tiến hành từ trước như tích trữ thật nhiều chip bán dẫn, đặc biệt với mảng kinh doanh thiết bị mạng.
Cùng với đó, mời hãng bán dẫn châu Âu ST Microelectronics tham gia cùng thiết kế chip. Tuy nhiên, mọi chuyện không thể được giải quyết triệt để khi mà TSMC đã đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng của hãng. Đặc biệt với tham vọng ra mắt các con chip "đẳng cấp thế giới", các nhà phân tích nói.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận