Các nhà điều tra Đức có thể yêu cầu Facebook, Google cung cấp tài khoản người dùng
Trong nỗ lực ngặn chặn tình trạng tuyên truyền chống chủ nghĩa cực hữu và những phát ngôn kỳ thị, các nhà lập pháp Đức đã thông qua yêu cầu về các đối tác công nghệ như Facebook, Google ... sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng để phục vụ điều tra.
- Australia kỳ vọng cân bằng thu nhập với Facebook, Google thông qua bộ quy tắc ứng xử
- Bí mật về trang facebook.com mới
- Bầu cử Mỹ năm 2020 chịu ảnh hưởng rất lớn từ thông tin giả mạo ngập tràn Facebook
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực hữu và những những phát ngôn kỳ thị, nhà chức trách Đức có thể yêu cầu các tập đoàn công nghệ như Google hay Facebook cung cấp mật khẩu của tài khoản khách hàng trong thời gian tới.
Trong dự thảo luật của Bộ Tư pháp liên bang về chống chủ nghĩa cực hữu và những phát ngôn mang tính kỳ thị chủng tộc, Chính phủ liên bang Đức đã nhất trí về điều khoản yêu cầu các nhà mạng cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, trong tương lai, giới chức Đức có thể yêu cầu các nhà mạng như Google hoặc Facebook cung cấp mật khẩu tài khoản khách hàng trong một số điều kiện nhất định. Hiện giới chức Đức mới chỉ được phép giám sát điện thoại, nhưng không được phép giám sát việc liên lạc qua các dịch vụ Internet.
Không chỉ các dịch vụ nhắn tin trực tuyến, Chính phủ cũng sẽ áp dụng quy định mới này với các nhà mạng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản ứng của các công ty truyền thông như Bitkom, họ phản đối việc cung cấp các mật khẩu tài khoản mà không có lệnh của tòa án hay việc tự động chuyển tiếp các địa chỉ IP.
Tuy nhiên, theo một người phát ngôn Bộ Tư pháp liên bang, mật khẩu vẫn là một phần của dữ liệu thống kê theo luật hiện hành và có thể "được yêu cầu trong một cuộc điều tra cụ thể dưới sự chỉ đạo của công tố viên". Ngoài ra, vì lý do bảo mật dữ liệu, mật khẩu vẫn sẽ được lưu trữ thường xuyên ở dạng mã hóa và không thể được cung cấp khi không được mã hóa.
Động thái trên của Chính phủ Đức được xem là để phản ứng với vụ một đối tượng tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Halle, bang Sachsen-Anhalt, làm hai người thiệt mạng.
Kẻ tấn công gắn camera trên mũ để phát trực tiếp hình ảnh vụ tấn công trên nền tảng Twitch. Công ty này sau đó cũng đã phát hiện nhiều tài khoản phối hợp và chia sẻ video thông qua các dịch vụ tin nhắn trực tuyến khác.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận