IBM ra mắt chương trình môi trường vì lợi ích cộng đồng
Các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam và trên toàn cầu giờ đây có thể đăng ký tham gia chương trình RFP năm 2022 tập trung vào năng lượng sạch.
- Novaland phải sử dụng giải pháp bảo mật của IBM để bảo vệ khách hàng
- IBG liệu có phải bản sao của ứng dụng MyAladdinz làm loạn thị trường mới đây
- AI chẩn đoán diễn tiến bệnh Parkinson do Hãng IBM phát triển
Hôm nay (10/3), tập đoàn công nghệ IBM (Mỹ) công bố ra mắt Chương trình thúc đẩy phát triển bền vững của IBM (IBM Sustainability Accelerator), một chương trình tác động xã hội vì lợi ích cộng đồng toàn cầu áp dụng các công nghệ của IBM, như công nghệ đám mây lai và trí tuệ nhân tạo, và hệ sinh thái chuyên gia để nâng cao và mở rộng hoạt động của các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, tập trung vào dân cư dễ bị tổn hại bởi các mối đe dọa môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và ô nhiễm.
Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng giám đốc Công nghệ và Quốc gia của IBM Việt Nam cho biết " Việc ra mắt Chương trình thúc đẩy phát triển bền vững của IBM (IBM Sustainability Accelerator) phù hợp với mong muốn phục hồi kinh tế xanh và toàn diện của Việt Nam, khi Việt Nam chuyển sang xu hướng phát triển xanh, cacbon thấp và chống chịu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và các cú sốc bên ngoài. Tôi hy vọng các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam đang phục vụ cộng đồng nhất là cộng đồng dễ tổn thương trước mối đe dọa của môi trường sẽ gửi đề xuất của họ cho chương trình này tập trung vào chủ đề 'năng lượng sạch năm nay".
Trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai các định hướng chính về nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn, đồng thời nỗ lực thực hiện cam kết đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt là mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày và đồng ý tham gia Thỏa thuận giữa các bên để loại bỏ dần than đá tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc năm ngoái (COP26).
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kinh ngạc về năng lượng sạch, khi đầu tư năng lượng tái tạo tăng vượt bật với mức tăng 89%, tốc độ thứ ba toàn cầu. Trong các năm tiếp theo, Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm gần gấp ba lần năng lượng tái tạo so với bốn thị trường năng lượng tái tạo lớn khác ở Đông Nam Á cộng lại.
| Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng giám đốc Công nghệ và Quốc gia của IBM Việt Nam |
Phó Chủ tịch Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp và ESG tại IBM, Justina Nixon chia sẻ, "Bằng cách kết hợp chuyên môn và công nghệ với mục tiêu cải thiện cuộc sống của dân cư bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các mối đe dọa môi trường, chúng ta có khả năng tạo ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng."
IBM cho biết, chương trình này sẽ hỗ trợ từng tổ chức được chọn trong hai năm theo phương pháp hai giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1, các cam kết của chương trình thúc đẩy sẽ bắt đầu với IBM Garage, phương pháp của IBM để áp dụng tư duy thiết kế và kỹ thuật thúc đẩy chuyển đổi số nhằm thực hiện nhanh chóng các cải tiến có ý nghĩa và thúc đẩy sự thay đổi văn hóa lâu dài. Trong quá trình này, các chuyên gia IBM sẽ hợp tác với tổ chức thụ hưởng để xác định nhu cầu của họ và thiết lập lộ trình rõ ràng để thiết kế, phát triển, triển khai, và liên tục cải thiện công nghệ giúp giải quyết các thách thức rõ ràng cụ thể.
Trong giai đoạn 2, các chuyên gia trong ngành công nghiệp đa ngành của IBM sẽ cơ cấu nguồn lực và công nghệ của IBM được thiết kế để giúp các bên tham gia đáp ứng các mục tiêu về tác động môi trường và mục tiêu của cộng đồng. Một số công nghệ sẽ được áp dụng sẽ bao gồm IBM Watson AI, IBM Cloud, hoặc Environmental Intelligence Suite v.v..
Ngoài ra, các tổ chức thụ hưởng từ Chương trình thúc đẩy phát triển bền vững của IBM (IBM Sustainability Accelerator) sẽ nhận các khoản tín dụng IBM Cloud, tín dụng dữ liệu thời tiết, tư vấn hàng tháng và truy cập vào hệ sinh thái đối tác của IBM. Các chuyên gia của IBM cũng sẽ hỗ trợ triển khai thí điểm các giải pháp để giúp thực hiện triển khai tối ưu, mở rộng quy mô tác động dài hạn và thúc đẩy các kết quả chính về mặt xã hội.
Cũng theo IBM, Quy trình lựa chọn được IBM hàng năm, xác định một chủ đề cho RFP và lựa chọn dự án của các tổ chức thuộc về số đăng ký tham gia năm đó.
IBM cho biết các tổ chức phi lợi nhuận đăng ký chương trình RFP chung cho trọng tâm của nhóm 2022 là năng lượng sạch có thể đăng ký ngay từ hôm nay. Hạn chót gửi đề xuất vào ngày 30 tháng 4 năm 2022 và phải được gửi thông qua Submission Portal của IBM.
Năm ngoái, IBM đã tiến hành một dự án thí điểm với ba bên tham gia vào lúc bắt đầu chương trình IBMSustainability Accelerator (Chương trình thúc đẩy phát triển bền vững của IBM) với 3 tổ chức - The Nature Conservancy India, Heifer International, và Plan21 Foundation for Sustainable Human Development.
Các tổ chức này đã bắt đầu các dự án tập trung vào nông nghiệp bền vững và hoàn tất thành công giai đoạn I vào tháng 12 năm ngoái - The Nature Conservancy India (xây dựng nền tảng thông tin công cộng để giúp loại trừ phương thức đốt rơm rạ ở Bắc Ấn Độ theo đuổi mục tiêu thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững, sức khỏe cộng đồng và giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu); Heifer International (hợp tác với IBM để phát triển các giải pháp kỹ thuật số có thể mở rộng và chi phí hợp lý nhằm cung cấp cho các hợp tác xã của nông dân tại Malawi các dự báo năng suất cây trồng và thời tiết để giúp tăng sản lượng và thu nhập); và Plan21 Foundation for Sustainable Human Development (giúp người nông dân canh tác nhỏ tại Mỹ Latinh quản lý cây trồng một cách bền vững hơn với mục tiêu tăng năng suất và thu nhập và góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và phát triển các thị trường có trách nhiệm hơn.)
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận