Tại sao Việt Nam chưa có ai tử vong vì COVID-19?
Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân của Việt Nam tới dịch SARS và COVID-19, Việt Nam có một lịch sử thành công trong cuộc chiến chống lại những căn bệnh chết người.
- Hướng dẫn khai báo y tế toàn dân, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh
- Chuẩn bị các phương án vực dậy nền kinh tế "hậu COVID-19"
- WHO ca ngợi hai nguyên tắc chống dịch của Việt Nam
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc. Từ khi dịch bệnh bùng phát Việt Nam đã nổi lên như là tấm gương về cách ứng phó hiệu quả với đại dịch.
Là quốc gia có đường biên giới dài với Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, Việt Nam đã vượt qua nghịch cảnh khó khăn trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19. Tính đến ngày 14/4, chính phủ Việt Nam công bố 267 trường hợp được xác nhận, với 171 ca hồi phục và không có trường hợp tử vong.
Phản ứng của Việt Nam trước dịch bệnh đã được quốc tế ghi nhận, bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Diễn đàn Kinh tế thế giới, nhờ mô hình phòng chống dịch bệnh toàn diện, chi phí thấp.
Chính phủ Việt Nam đã tăng cường các biện pháp chống đại dịch bằng việc triển khai các quy định giãn cách xã hội toàn quốc, như cấm tụ tập trên 02 người ở bên ngoài, giữ khoảng cách 02m và tạm dừng kinh doanh lĩnh vực không thiết yếu, bao gồm các nhà hàng, trung tâm giải trí và địa điểm du lịch.
Các siêu thị và dịch vụ thiết yếu vẫn mở cửa nhưng phải chấp hành những hướng dẫn bảo vệ sức khỏe khách hàng bằng cách kiểm tra thân nhiệt và cung cấp nước sát khuẩn tay. Ngoài ra, Chính phủ khuyến cáo không mua hàng tích trữ và tiến hành biện pháp xử lý các doanh nghiệp có hành vi nâng giá cơ hội.
Để đảm bảo an ninh xã hội cho những lao động bị ảnh hưởng, Việt Nam đã phê duyệt gói hỗ trợ tài chính trị giá 111,5 tỷ USD, bao gồm chi phí cho tất cả người lao động bị cách ly hoặc đang hồi phục sau khi mắc bệnh.
Khác với chính quyền Tổng thống Trump, Chính phủ Việt Nam đã sớm triển khai các biện pháp chống dịch virus Corona. Hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm "chống dịch như chống giặc" cùng sự đồng lòng của nhân dân, các kịch bản phòng chống dịch chiến lược được xây dựng chi tiết trong từng tình huống cụ thể ngay sau khi những trường hợp mắc bệnh đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc.
Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg, xác định virus này là bệnh truyền nhiễm loại A “có thể lây truyền rất nhanh và lan rộng với tỷ lệ tử vong cao”.
Việc công bố dịch toàn quốc được đưa ra sau khi Việt Nam công bố 06 ca nhiễm virus Corona. Ngược lại, chỉ đến ngày 13/3 khi có ít nhất 1.920 trường hợp mắc bệnh được xác nhận tại 46 bang, chính quyền Trump mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về đại dịch toàn cầu.
Trong khi một số quốc gia còn chưa nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của đại dịch thì Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 để thúc đẩy phản ứng trước đại dịch. Hướng dẫn chính thức về điều trị Covid-19 đã được ban hành trên cả nước.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế đã thiết lập một ứng dụng để người dùng khai báo tình trạng sức khỏe cá nhân và phổ biến thêm thông tin. Thủ tướng cũng đã có buổi làm việc với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi hàng triệu thanh niên tham gia hỗ trợ đất nước.
Việt Nam có mật độ dân cư đông đúc, do đó, người dân nước này phải đối mặt với nguy cơ cao tiếp xúc với mầm bệnh chết người. Điều này đòi hỏi một hệ thống y tế công có đủ khả năng, có thể kịp thời ứng phó những thách thức mới nổi và nhanh chóng phổ biến thông tin. Những thông tin cập nhật về các dịch bệnh truyền nhiễm được thông báo thường xuyên trên các kênh thông tin chính thống.
Chính phủ "Chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân" cùng hệ thống y tế Việt Nam tập trung vào sự an toàn và sức khỏe của người dân nên Việt Nam gặt hái thành công ấn tượng trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Ví dụ như, năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên khống chế dịch SARS thành công.
Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân của Việt Nam tới dịch SARS và Covid-19, Việt Nam có bảng thành tích chống lại những căn bệnh chết người. Tinh thần hợp tác của người dân bắt nguồn từ hệ thống xã hội nhấn mạnh nỗ lực tập thể và đoàn kết vì mục đích chung.
Phát biểu về cuộc chiến chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi “mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân, mỗi tổ dân phố là pháo đài phòng chống dịch”. Lối nói ẩn dụ này đã khơi dậy ý thức hợp tác giữa người dân Việt Nam, những người quá hiểu ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong những thời điểm khó khăn.
Trong thời đại chưa từng có này, chúng ta cần hợp tác quốc tế và đoàn kết hơn bao giờ hết. Thành công của Việt Nam đến nay không chỉ đơn giản là một phép màu. Đó là kết quả của một quốc gia dám hy sinh tăng trưởng kinh tế đặt người dân lên trên lợi nhuận.
Theo Tạp chí Điện tử / liberationnews
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận