'Thợ đào' bitcoin dường như không thể chuyển sang mục tiêu xanh cùng thế giới
Lĩnh vực "đào" bitcoin luôn được biết đến là ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng lớn nhất hiện nay nên việc chuyển đổi mục tiêu xanh trong xu thế chung của thế giới gặp khó trong việc cắt giảm sử dụng năng lượng cũng như phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình hoạt động.
- "Bong bóng" Bitcoin đối mặt với tương lai không mấy khả quan trong năm 2021
- 'Thợ đào' ồ ạt thanh lý máy đào vì bitcoin mất đến hơn nửa giá trị
- Amazon nói gì khi bị đồn đoán chuẩn bị chấp nhận thanh toán bằng bitcoin
Theo Nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) công bố ngày 27/9 cho thấy lĩnh vực "đào" và giao dịch đồng bitcoin đang gặp khó khăn trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh khi hiệu quả của những nỗ lực trong thời gian qua còn hạn chế.
Quá trình xử lý các giao dịch bitcoin và khai thác các mã thông báo mới tiêu tốn rất nhiều năng lượng do được thực hiện trên các hệ thống máy tính và card đồ họa (GPU) công suất cao, được kết nối với mạng toàn cầu...
Quá trình này phụ thuộc hoàn toàn vào điện năng, nguồn năng lượng sản sinh từ nhiên liệu hóa thạch, khiến các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và hoạt động môi trường hết sức lo ngại trước những tác động của ngành đối với tình trạng ấm lên toàn cầu.
Mục tiêu chuyển đổi kinh tế xanh là "bài toán khó" đối với các "thợ đào" bitcoin trên thế giới.
Trước tình thế này, các dự án khai thác bitcoin đã bắt đầu tìm cách chuyển hướng sang sử dụng năng lượng sạch hơn, chẳng hạn như tái sử dụng các sản phẩm phụ nhiệt từ khai thác dầu để khai thác tiền điện tử.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu do Cambridge Bitcoin Electrical Consumption Index (CBECI) tiến hành cho thấy, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm khoảng 62% các loại năng lượng sử dụng trong lĩnh vực bitcoin vào tháng 1/2022, trong khi trước đó một năm con số này là 65%.
Trong khi mức than sử dụng giảm từ 47% xuống 37%, thì lĩnh vực này lại bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt. Trong tháng 1/2022, khí đốt chiếm khoảng 25% các loại năng lượng được sử dụng, so với 16% ghi nhận trước đó.
Trong khi đó, nguồn điện từ các loại năng lượng bền vững như hạt nhân, thủy điện, phong điện và năng lượng Mặt Trời,... trong lĩnh vực bitcoin hầu như không tăng, chỉ nhích từ 35% năm 2021 lên 38% năm 2022. Riêng nguồn điện từ hydro giảm từ khoảng 20% xuống còn 15%.
Người đứng đầu CBCEI Alexander Neumueller cho biết các nhà khoa học đang cố gắng chỉ ra "dấu chân carbon" (tổng lượng carbon trong quy trình sản xuất) của lĩnh vực bitcoin, đồng thời cảnh báo các tác động đối với quá trình phát thải khí nhà kính.
CBECI dự báo trong năm nay, lượng phát thải khí nhà kính của lĩnh vực bitcoin có thể tương đương 48,4 triệu tấn CO2, thấp hơn 14% so với mức ước tính cho năm 2021.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận