Viettel: Mỗi người Việt sẽ có một trợ lý y tế thông minh
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, hướng đến mục tiêu mỗi người dân Việt Nam có một trợ lý thông minh về sức khỏe, Viettel đã xây dựng và phát triển đồng bộ Hệ sinh thái công nghệ thông tin ngành y tế.
- CES 2020 tạo bước đột phá trong chăm sóc sức khoẻ với sản phẩm y tế thông minh
- TP HCM vận hành Trung tâm y tế thông minh đầu tiên tại Việt Nam phòng chống nCoV
- Y tế thông minh - Công cụ hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh
Robot - Công cụ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ.
Trên cơ sở lấy người dân, cán bộ y tế làm trung tâm, các giải pháp công nghệ thông tin đã được Viettel xây dựng đồng bộ từ các cấp quản lý thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương nhằm hỗ trợ các y bác sĩ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc khám chữa bệnh cho người dân.
Hệ sinh thái toàn diện cho ngành y tế do Viettel xây dựng bao gồm gần 20 hệ thống thông tin. Các hệ thống này giúp người dân được theo dõi và quản lý sức khỏe trọn đời, chủ động phòng chống bệnh tật, điều trị, nâng cao sức khỏe của chính mình.
Đồng thời, hệ sinh thái y tế giúp cán bộ, y bác sỹ ngành y tế tiếp cận những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian trong việc đưa ra chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Sau 3 năm triển khai, hệ thống quản lý tiêm chủng toàn quốc đã được kết nối với hơn 14 nghìn cơ sở tiêm chủng, quản lý hơn 22 triệu đối tượng trên toàn quốc. Hệ thống tiêm chủng do Viettel triển khai đã hỗ trợ các y bác sĩ tiết kiệm hơn 50 nghìn ngày công trong việc rà soát đối tượng, tổng hợp báo cáo tiêm chủng mỗi năm.
Từ đó, mang đến khoản tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng hàng năm cho ngành y tế khi giảm trừ được chi phí nhân công và chi phí in ấn các giấy tờ theo dõi hoạt động tiêm chủng như sổ tiêm, giấy mời tiêm…
Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội) chia sẻ: “Hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh được Viettel xây dựng có ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất hiện nay như: công nghệ chuỗi (Blockchain), internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData)… để kết nối ngành y tế với cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
"Với hệ sinh thái y tế, các y bác sĩ sẽ có điều kiện làm việc với hệ thống thông minh, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh. Người dân có một trợ lý riêng về sức khỏe, để mỗi người dù ở bất cứ nơi đâu cũng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Mục tiêu của Viettel là vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” ông Hổ nhấn mạnh.
Hiện, các hệ thống phục vụ công tác quản lý của ngành y tế và bệnh viện cũng được Viettel đẩy mạnh như hệ thống kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc được triển khai trên toàn quốc, giúp đảm bảo nguồn gốc, chất lượng các mặt hàng thuốc tới tay của người dân, góp phần giúp hạn chế tình trạng bán thuốc không hóa đơn, không theo đơn, kiểm soát giá thuốc.
Các giải pháp để quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân… cũng đang được Viettel nghiên cứu phát triển.
Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, Viettel đã phối hợp với Bộ Y tế như xây dựng App Sức khỏe Việt Nam và vận hành đường dây nóng 19009095 của Bộ Y tế, triển khai 23 điểm cầu kết nối đến các bệnh viện phục vụ công tác phòng chống bệnh và hỗ trợ 700 điểm cầu tuyến xã, huyện, tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Bộ Y tế kịp thời chỉ đạo thông qua hệ thống cầu truyền hình tại các chi nhánh của Viettel trên 63 tỉnh thành.
Đồng thời qua hệ thống này, các bác sĩ tại các địa phương kịp thời cập nhật tình hình, chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận