Động thái dành lại thị phần chip nhớ của Qualcomm khiến Apple phải "giật mình"
Trước việc Apple ra mắt M1 trong những ngày cuối năm 2020 đã khiến cho Qualcomm triển khai những bước đi bất ngờ khi mua lại start-up Nuvia Inc do người cũ của "Táo cắn dở" thành lập để dành giật thị trường chip nhớ với chính ông lớn này.
- Chip M1 - Điểm nhấn của sự kiện ra mắt các sản phẩm Macbook mới của Apple
- Apple ra mắt iPad 2020 giá rẻ từ 329 USD có cấu hình mạnh như laptop
- Keysight - Qualcomm: Khai thông thế bế tắc cho ngành công nghiệp ô tô tự lái
Công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới có trụ sở tại California - Qualcomm Inc ngày 13/1 thông báo sẽ mua lại công ty khởi nghiệp chip Nuvia Inc do các “cựu binh” của Apple Inc thành lập, nhằm thúc đẩy kế hoạch đưa công nghệ của doanh nghiệp này vào bộ vi xử lý của điện thoại thông minh, máy vi tính xách tay và ô tô.
Thỏa thuận trên đánh dấu một bước nhảy lớn của Qualcomm nhằm tái lập vị trí dẫn đầu về hiệu suất chip sau vài năm kiện tụng về việc cấp phép các bằng sáng chế quan trọng với đối thủ Apple và các cơ quan quản lý.
Thương vụ trị giá 1,4 tỉ USD của Qualcomm mua lại Nuvia Inc khiến ông lớn công nghệ này trở thành kẻ thách thức Apple. Ảnh: Reuters
Động thái mua lại và sáp nhập của Qualcomm diễn ra trong bối cảnh công ty có sự thay đổi trong ban lãnh đạo với việc Chủ tịch hiện tại kiêm người đứng đầu mảng silicon, Cristiano Amon sẽ thay thế Giám đốc điều hành Steven Mollenkopf sắp mãn nhiệm từ ngày 30/6/2021.
Được thành lập bởi ba trong số những lãnh đạo trưởng bộ phận bán dẫn của Apple phụ trách về chip điện thoại thông minh (smartphone) iPhone, Nuvia đang nghiên cứu thiết kế lõi CPU tùy chỉnh mà công ty cho hay sẽ được sử dụng trên các chip máy chủ.
Tuy nhiên, Qualcomm có kế hoạch sử dụng rộng rãi bộ vi xử lý của Nuvia, để cung cấp sức mạnh cho các smartphone cao cấp, các dòng máy vi tính xách tay thế hệ tiếp theo, hệ thống thông tin giải trí và hệ thống hỗ trợ lái xe cùng nhiều ứng dụng khác.
Trong khi nhiều nhà sản xuất máy tính xách tay lâu nay chuyển sang sử dụng bộ vi xử lý của hãng Intel Corp, thì trong nhiều năm nay Qualcomm cung cấp bộ vi xử lý máy tính để bàn cho một số công ty như Samsung Electronics Co Ltd và Microsoft Corp.
Thỏa thuận mua lại công ty khởi nghiệp chip rất quan trong đối với Qualcomm vì nhờ đó công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới của Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc vào công ty Arm Ltd, vốn bị mua lại bởi đối thủ Nvidia Corp với mức giá 40 tỷ USD.
Phần lớn các chip của Qualcomm hiện sử dụng lõi điện toán được cấp phép trực tiếp từ Arm, trong khi lõi của Nuvia sử dụng kiến trúc cơ bản của Arm nhưng là thiết kế tùy chỉnh.
Đối với Qualcomm, việc sử dụng các thiết kế lõi chip tùy chỉnh - điều mà Apple đã thực hiện - sẽ giúp giảm chi phí cấp phép chi trả cho Arm trong ngắn hạn và giúp công ty chuyển sang kiến trúc đối thủ dễ dàng hơn trong dài hạn.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận