Cơ hội hiếm có cho doanh nghiệp Việt
Làn sóng chuyển dịch chuỗi giá trị đang xem Việt Nam là ô cờ trung tâm cần chiếm lĩnh, và đây là cơ hội hiếm có mà các doanh nghiệp Việt Nam là quân cờ trắng, có cơ hội đi trước, nên cần tận dụng".
- 5G trong trận chiến với COVID-19: Cơ hội cải thiện hệ thống y tế công cộng
- Cơ hội bứt phá công bằng cho các loại hình doanh nghiệp trong thời đại số
- Chuyển đổi số Việt Nam: Cơ hội không ít - Thách thức rất nhiều
Trong thời gian dịch COVID-19, Công ty TNHH Lập Phúc, Q.7, TP.HCM vẫn giữ chân 170 nhân công khi duy trì công việc bình thường nhờ các đơn hàng từ Mỹ. Hiện nay, doanh nghiệp đã sẵn sàng tái sản xuất 100% công suất. Ảnh: Quang Định
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại hội nghị "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế" sáng 9/5: Doanh nghiệp cần giữ lao động, giữ và phát triển thị trường, giữ danh dự và bản lĩnh doanh nhân Việt Nam. Trên tinh thần đó phải cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Cơ quan nhà nước: Quan tâm xử lý, tạo điều kiện môi trường tốt cho doanh nghiệp. hợp tác và hỗ trợ cả về chính sách, chia sẻ cùng doanh nghiệp, giữ ổn định vĩ mô, giữ lạm phát và giữ giá trị đồng Việt Nam.
Hội nghị tổ chức theo hình thức truyền hình trực tiếp để 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và người dân có thể theo dõi. Đây cũng được xem như Hội nghị Diên Hồng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch COVID-19.
Doanh nghiệp không ỷ lại
Lắng nghe tất cả ý kiến góp ý của doanh nghiệp, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam là điểm sáng đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, xác lập một trạng thái bình thường mới nên cần tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: Bộ KH&ĐT. Đồ họa: N.K.
Thủ tướng đồng ý tiếp tục đưa các chuyên gia, các nhà quản lý người nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác cùng phát triển, trước hết là Lào, Campuchia và nhiều nước khác trong thời gian tới.
Nhìn nhận đây là cơ hội cho Việt Nam, Thủ tướng nêu ra 3 yêu cầu đối với doanh nghiệp. Đó là không được trông chờ, ỷ lại mà phải tập trung tái cơ cấu, nâng cao trình độ quản trị, áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất.
Nhấn mạnh tinh thần "chống dịch như chống giặc", Thủ tướng cho rằng giờ đây là tinh thần "chống trì trệ như chống dịch" cần phải được thúc đẩy. "Đừng nhìn người khác, nơi khác, virus trì trệ nằm ngay trong chính bản thân chúng ta, tổ chức của chúng ta, địa phương của chúng ta và cả trong doanh nghiệp của chúng ta" - Thủ tướng nói.
Chính quyền không đổ qua đổ lại
Với các cơ quan bộ ngành, địa phương, Thủ tướng yêu cầu cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, xắn tay áo vào cuộc, các địa phương phải tháo gỡ trực tiếp cho doanh nghiệp, cải thiện tình hình kiểm soát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục.
Thủ tướng nhấn mạnh lại tinh thần không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. "Các đồng chí kiểm tra, thanh tra nhiều quá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta thực hiện hậu kiểm trong bối cảnh khó khăn này".
Đón sóng chuyển dịch đầu tư, vươn tầm quốc tế
Những yêu cầu trên được Thủ tướng nêu ra khi ông kỳ vọng hội nghị này phải thể hiện tinh thần yêu nước, với quyết tâm hành động mạnh mẽ để Việt Nam phát triển theo hình chữ V chứ không phải chữ U hay chữ W.
Mà trước hết, cần đạt được mục tiêu trong năm nay là tăng trưởng trên 5% và lạm phát dưới 4%, làm tiền đề hướng tới tầm nhìn Việt Nam 2045 là trở thành quốc gia thịnh vượng. Thủ tướng khẳng định dịch bệnh không làm thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này.
Nhấn mạnh đến làn sóng chuyển dịch chuỗi giá trị đang xem Việt Nam là ô cờ trung tâm cần chiếm lĩnh, và đây là cơ hội "trăm năm có một", Thủ tướng đưa ra sáu lời đề nghị với doanh nghiệp: Trước hết là yêu Tổ quốc, làm gì cũng phải nghĩ tới Tổ quốc, thượng tôn pháp luật, có tinh thần chia sẻ; Có tinh thần đoàn kết, vì mất đoàn kết là tự làm yếu mình; Không nản chí, vì nản chí là tự bỏ cuộc; Năng động và quyết đoán, bởi thụ động lưỡng lự là mất cơ hội; Sáng tạo bởi nếu thiếu sáng tạo là tự thụt lùi; Có niềm tin bởi nếu tự chối bỏ mình là không thành công.
"Khó khăn không phải thứ sinh ra để đánh bại chúng ta mà để chúng ta đánh bại nó" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận