Học phí ngành vi mạch bán dẫn phản ánh chất lượng đào tạo?
Học phí ngành vi mạch bán dẫn chênh lệch gấp 8 lần từ 10-80 triệu đồng ở các trường đại học tại Việt Nam. Liệu mức học phí cao có đảm bảo chất lượng đào tạo tốt hơn?
- Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải Ba cuộc thi Thiết kế vi mạch bán dẫn
- Việt Nam và tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu
- Bkav Hardware Solution: Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, các trường đại học đã mở rộng quy mô đào tạo nhân lực chuyên ngành này. Tuy nhiên, mức học phí ngành vi mạch bán dẫn chênh lệch từ 10 triệu đến 80 triệu đồng mỗi năm giữa các trường đang tạo ra câu hỏi về chất lượng đào tạo ngành công nghệ cao này. Nhiều chuyên cho rằng, chất lượng đào tạo sẽ được doanh nghiệp, xã hội đánh giá khi ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển mạnh ở Việt Nam.
Bảng so sánh học phí ngành vi mạch bán dẫn một số trường đại học 2025
STT | Ngành học | Trường tiêu biểu | Học phí (năm học 2024-2025) | Đặc điểm nổi bật |
---|---|---|---|---|
1 | Công nghệ kỹ thuật vi mạch bán dẫn, Thiết kế vi mạch | USTH, ĐH CMC | 53–78 triệu đồng | Giảng dạy tiếng Anh, thực tập quốc tế |
2 | Kỹ thuật vi điện tử và vật lý bán dẫn | ĐH Bách khoa HN, ĐH Sư phạm HN | 10–28 triệu đồng | Đào tạo liên ngành, thực tiễn cao |
3 | Khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano | ĐH KHTN TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM | 30–35,5 triệu đồng | Định hướng nghiên cứu, ứng dụng vật liệu nano |
4 | Kỹ thuật máy tính chuyên sâu chip bán dẫn | ĐH Cần Thơ, ĐH Công nghệ TT&TT Việt-Hàn | 16,4–22,7 triệu đồng | Kết hợp phần cứng/phần mềm, thực hành |
5 | Công nghệ bán dẫn và thiết kế vi mạch | ĐH KHTN TP.HCM, ĐH FPT, Phenikaa, ĐHCN- ĐHQGHN | 30,4–68,7 triệu đồng | Thiết kế, chế tạo, kiểm thử vi mạch |
6 | Thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng | ĐH Công nghệ TT TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐHBK-ĐHQG-HCM | 28,7–80 triệu đồng | Chuyên sâu thiết kế, lập trình nhúng Riêng ĐHBK-ĐHQG-HCM Giảng dạy tiếng Anh. |
7 | Công nghệ chip bán dẫn | ĐH Việt Nhật (VJU) | 58 triệu đồng | Đào tạo chất lượng cao, thực tập quốc tế |
Chương trình định hướng quốc tế - học phí cao nhất
Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) có mức học phí cao nhất, cụ thể là chương trình dạy và học bằng tiếng Anh ngành thiết kế vi mạch là 80 triệu đồng, với điều kiện thí sinh đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương được xét tạm đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào các chương trình trên, và phải bổ sung chứng chỉ đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào trong vòng 1 học kỳ.
Trường Đai học CMC đứng thứ hai, có mức học phí hệ song ngữ 78 triệu đồng mỗi năm với chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn.
Trường Đại học FPT có mức học phí đứng cao thứ ba trong chương trình đào tạo kỹ sư lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Theo đó, trường này có 9 học kỳ với tổng thời gian là 4 năm học. Với cách tính học phí từ học kỳ 1 đến học kỳ 3 là 28,7 triệu đồng/học kỳ, từ học kỳ 4 đến học kỳ 6 là 30,5 triệu đồng/học kỳ và từ học kỳ 7 đến học kỳ 9 là 32,5 triệu đồng/học kỳ, tính trung bình mỗi năm sinh viên phải đóng 68,7 triệu đồng.
Tại Trường Đại học tư thục quốc tế Sài Gòn đứng thứ tư về mức học phí, chuyên ngành thiết kế vi mạch là 59.600.000 đồng/năm học.
Trường Đại học Việt Nhật (VJU) đứng thứ năm về mức học phí với 58 triệu đồng mỗi năm cho ngành Công nghệ chip bán dẫn. Sinh viên tại đây học trong thời gian 4,5 năm bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt có cơ hội thực tập tại Nhật Bản.
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) cũng nằm trong nhóm này với 53 triệu đồng mỗi năm. Chương trình công nghệ kỹ thuật vi mạch bán dẫn tại đây giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trong 3 năm với 180 tín chỉ. Nội dung đào tạo tập trung sâu vào toán học, khoa học cơ bản, vật liệu điện tử, thiết kế vi mạch, chế tạo, đóng gói và kiểm thử.
Chương trình tiêu chuẩn vẫn đảm bảo chất lượng
Nhóm trường có mức học phí trung bình vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của từng trường và tuân thủ các quy định, chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực thực hành, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Mức học phí được đánh giá là phù hợp với mức chi trả của đa số gia đình tại Việt Nam, nhất là so với thu nhập bình quân và khả năng tài chính của các hộ gia đình trung bình.
![]() |
Đại học Bách khoa Hà Nội có 2 ngành, chuyên ngành đào tạo trực tiếp và các ngành đào tạo gần về lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Hiện các ngành này được Nhà trường áp dụng mức học phí từ 24 - 30 triệu đồng/năm học, áp dụng với sinh viên đại học chính quy học chương trình chuẩn.
Học phí ngành công nghệ vi mạch bán dẫn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ 29,6–37,6 triệu đồng/năm (chương trình đại trà).
Đại học Phenikaa đào tạo chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn có mức học phí trung bình 01 năm học là 46,2 triệu đồng.
Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) thu học phí 01 năm30 triệu đồng cho ngành thiết kế vi mạch và kỹ thuật vật liệu - chuyên ngành vật liệu nano, bán dẫn và y sinh, trong khi Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đặt mức 30,4-35,5 triệu đồng cho ngành Công nghệ bán dẫn và thiết kế vi mạch.
Trường Đại học Công nghệ (Đại học quốc gia Hà Nội) mức học phí chương trình chuẩn dao động từ 32–40 triệu đồng/năm cho sinh viên ngành thiết kế vi mạch.
Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) có mức 35 triệu đồng cho ngành Thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng. Đại học Phenikaa có mức học phí 46,2 triệu đồng cho chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn.
Đại học Sư phạm Hà Nội mang đến cơ hội cho sinh viên tiếp cận giáo dục cơ bản chất lượng với mức học phí thấp nhất 10 triệu đồng mỗi năm. Chuyên ngành Vật lý bán dẫn và Kỹ thuật kéo dài 4 năm, tập trung vào vật lý bán dẫn, linh kiện bán dẫn, kỹ thuật vi chế tạo, quang điện tử, vi xử lý và lập trình nhúng.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn có mức 16,4 triệu đồng mỗi năm, còn Đại học Bách khoa Hà Nội thu 22 - 28 triệu đồng cho ngành Kỹ thuật vi điện tử và vật lý bán dẫn với chương trình đào tạo chuẩn.
Cơ hội việc làm công nghệ cao
Nhân lực vi mạch bán dẫn Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về cả số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế của ngành và các doanh nghiệp.
Làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đang tạo ra cú huých lớn cho ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam. Từ khi Qualcomm mở trung tâm nghiên cứu đầu tiên tại Đông Nam Á ở Hà Nội năm 2020, hàng loạt "ông lớn" như Samsung, Amkor, Marvell Technology, Infineon Technologies, Foxconn đã liên tiếp đổ bộ với các dự án tỷ đô tại Việt Nam.
Sự quan tâm đặc biệt từ phía Mỹ thông qua việc Bộ Ngoại giao Mỹ đang hợp tác với chính phủ Việt Nam để nghiên cứu khả năng mở rộng và nâng cao hệ sinh thái chất bán dẫn trên toàn thế giới thông qua Quỹ Đổi mới và An ninh Công nghệ Quốc tế (International Technology Security and Innovation Fund). Cùng việc các doanh nghiệp nội như FPT Semiconductor và Viettel High Tech tích cực tham gia cuộc đua sản xuất chip đã tạo nên bức tranh phát triển sôi động cho ngành công nghiệp này.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính), đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế và 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Con số này chưa kể đến 154.000 việc làm gián tiếp sẽ được tạo ra, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP quốc gia.
Việc ứng dụng công nghệ bán dẫn ngày càng rộng rãi trong ô tô tự lái, thiết bị di động, máy tính và các thiết bị thông minh đã thúc đẩy nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực chế tạo chip, thiết kế vi mạch và nghiên cứu phát triển công nghệ mới tăng vọt, đặt ra yêu cầu cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dù có sự khác biệt về mức học phí và định hướng đào tạo, các ngành đều nhắm đến mục tiêu chung là cung cấp nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tất cả chương trình đều chú trọng thực hành, thực tập doanh nghiệp và phát triển kỹ năng mềm. Yêu cầu ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, được đặt làm ưu tiên hàng đầu để sinh viên tiếp cận công nghệ tiên tiến và hợp tác quốc tế.
Với các mức học phí như vậy, đã tạo ra nhiều lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính và mục tiêu nghề nghiệp của từng gia đình Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty sản xuất chip, thiết kế vi mạch, nghiên cứu phát triển vật liệu mới hoặc tích hợp hệ thống điện tử. Tuy nhiên, mức học phí của các trường có sự chênh lệch lớn cũng đặt ra nhiều thách thức về công bằng giáo dục và cơ hội tiếp cận cho các tầng lớp xã hội khác nhau.
![]() Mới đây trên mạng xã hội, nhiều sinh viên đã bày tỏ bức xúc, cho rằng trường Trường đại học Hà Nội đã không giữ ... |
![]() Học phí nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử năm học 2024 - 2025 tại một số trường đại học có sự chênh lệch đáng kể ... |
![]() 15 trường đại học tư thục ở Hà Nội công bố học phí năm học 2024 - 2025. Trong đó, mức học phí cao nhất ... |
![]() Trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng, sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục ... |
Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN có đột phá trong đào tạo sau đại học khi miễn học phí, cấp sinh hoạt phí hàng tháng ... |
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận