Top 5 trường Đại học có điểm chuẩn Điện tử Viễn thông cao nhất Hà Nội năm 2024
Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới. Vậy điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông năm 2024 có những thay đổi gì?
Theo đề án tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 5060 cho các ngành/nhóm ngành đang đào tạo.
Với ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông, trường tuyển 390 chỉ tiêu áp dụng với cơ sở đào tạo phía Bắc và giữ nguyên 2 tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa) và A1 (Toán, Lý, Anh).
Tại cơ sở đào tạo phía Bắc mức điểm chuẩn những năm trở lại đây có nhiều biến động. Từ năm 2022 trở đi, trường bổ sung thêm phương thức mới là xét tuyển theo kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy.
Theo đó, mức điểm cao nhất là phương thức xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với 25,60 điểm; phương thức xét tuyển kết hợp là 22,6 điểm và 19,45 điểm với phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy.
XEM THÊM: Điểm chuẩn 2024 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cao nhất 26,4
Năm 2023, điểm chuẩn cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông tăng nhẹ với 25,68 điểm và giảm ở 2 phương thức còn lại, điểm lần lượt là 22,36 điểm (xét tuyển kết hợp) và 16 điểm với phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy.
Năm 2024, điểm chuẩn cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục tăng nhẹ với 25,75 điểm.
Điểm chuẩn Nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 2024 tại Học viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Nhìn chung, điểm ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc) ở mức ổn định khi mức điểm chênh qua các năm không đáng kể.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông được đào tạo theo 02 chương trình: chương trình chuẩn và chương trình tiên tiến.
3 năm gần đây điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội tăng nhẹ ổn định.
Năm 2022 với phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, chương trình chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có mức điểm chuẩn là 14,05 và chương trình tiên tiến là 16,92 điểm.
Theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mức điểm có dấu hiệu giảm đối với cả 2 chương trình đào tạo. Cụ thể là 24,50 điểm với chương trình chuẩn và 24,19 điểm với chương trình tiên tiến.
Năm 2023, ngưỡng điểm có dấu hiệu tăng với cả 2 phương thức xét tuyển. Ở chương trình chuẩn, điểm cao nhất là 26,46 xét theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 66,46 điểm theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.
XEM THÊM: So sánh mức học phí Nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử năm 2024 của một số trường đại học
Với chương trình tiên tiến, mức điểm chuẩn ở ngưỡng thấp hơn với 25,99 theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 64,17 điểm theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội tăng mạnh với 27,41 điểm với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; cao hơn hẳn những cơ sở giáo dục đại học khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điểm chuẩn Nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 2024 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là 1 trong 7 ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật. Trong 3 năm gần đây điểm chuẩn của ngành học này cũng có sự biến động đáng kể.
Năm 2022, điểm chuẩn của trường giảm mạnh với 23,05 điểm. Đến năm 2023, điểm chuẩn ngành này có xu hướng tăng nhẹ với 23,65 điểm với 2 tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa) và A1 (Toán, Lý, Anh).
Điểm chuẩn Nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 2024 tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Có thể thấy, dù ngưỡng điểm có sự chênh lệch qua các năm song điểm đầu vào luôn ở mức trên 23 điểm. Năm nay, mức điểm chuẩn tăng đáng kể với 24,4 điểm không còn ở ngưỡng 23 điểm như mọi năm.
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong các trường đại học "top" đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông tại trường cũng có điểm đầu vào khá cao.
Từ năm 2022 trở đi, trường bổ sung thêm tổ hợp D01 để xét tuyển. Theo đó, mức điểm chuẩn năm 2022 là 23 điểm cho cả 3 tổ hợp A00; A01; D01.
Điều kiện đi kèm cho thí sinh là phải có kết quả môn tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 đạt tối thiểu 6.0 trở lên hoặc kết quả học tập từng kỳ môn tiếng Anh bậc trung học phổ thông đạt tối thiểu 7.0 hoặc sử dụng các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành. Xét theo điểm thi đánh giá năng lực, trong năm 2022, điểm đầu vào của ngành này là 22,5 điểm.
Năm 2023, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, mức điểm tăng lên 25,15 áp dụng cả 3 tổ hợp A00; A01; D01.
Điểm chuẩn Nhóm ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 2024 tại Đai học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Năm nay, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông tăng mạnh với 26,3 điểm, xét theo 03 tổ hợp A00; A01; D01.
Đại học Giao thông vận tải công bố điểm chuẩn ngành Điện tử - Viễn thông là 25,15, ngành Kỹ thuật Điều khiển tự động hóa là 25,89 tại cơ sở Hà Nội. Tại cơ sở Tp. Hồ Chí Minh lần lượt là 24,35 và 24,87.
So với năm 2023, mức điểm chuẩn của 2 ngành này tại Đại học Giao thông vận tải có sự tăng nhẹ từ 0,7 - 0,8 điểm cho cả 3 tổ hợp A00, A01, A07. Với chỉ tiêu tuyển sinh chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao 2024 là 6000 (tại Hà Nội:4500, tại Tp.HCM: 1500). Trong đó, ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông với 230 chỉ tiêu và ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với 140 chỉ tiêu.
Tại Trường Đại học Phenikaa mức điểm chuẩn 2024 khối ngành kỹ thuật - điện tử có phần thấp hơn các trường đại học Công lập khác dao động từ 21 - 22 điểm, cụ thể như sau:
Năm nay, trường đại học Phenikaa, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và Kỹ thuật điện tử viễn thông vẫn giữ nguyên mức điểm so với năm ngoái lần lượt là 22 điểm với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và 21 điểm với ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông (Hệ thống nhúng thông minh và IOT, Thiết kế vi mạch bán dẫn).
Thông tin cho bạn:
Ngành Điện tử - Viễn Thông có thể hiểu đơn giản là ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền thông tin. Một số sản phẩm của ngành Điện tử - Viễn thông quen thuộc với mọi người có thể kể đến như tivi, điện thoại, máy tính, mạch điều khiển,...
Ngành Điện tử - Viễn Thông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu để mọi người trao đổi, truy xuất thông tin, giám sát và điều khiển thiết bị thông minh một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng và trình độ chuyên môn, có khả năng tư duy tốt, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc, có mức lương khởi điểm cao.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng