Giải bài toán nhân lực số tại Việt Nam

Đào Công
25/05/2022 17:10
D

Nhân lực số là lực lượng lao động kỹ thuật chuyên nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng... Nguồn nhân lực số được xác định là một trong những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định tới thành công của chiến lược chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Đào tạo nhân lực số vẫn đang “dò đường”

Theo báo cáo của Uỷ ban Quốc gia về CĐS, Việt Nam hiện có 242 trường đại học (ĐH) và 863 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Trong đó, 158 trường đại học có đào tạo công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và an toàn thông tin (chiếm 65%), 442 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông và an toàn thông tin.

Năm 2020 - 2021, thống kê tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học các ngành này kỹ thuật vào khoảng 82.000 chỉ tiêu. Con số này có chiều hướng tăng theo từng năm: Năm 2018 – 2019 (51.114 chỉ tiêu), năm 2019 – 2020 (68.435 chỉ tiêu). Tỉ lệ thực tế tuyển sinh đại học đối với các ngành này năm 2020 - 2021 chiếm khoảng 84% tổng chỉ tiêu, tăng nhẹ so với năm 2018 – 2019 và năm 2019 – 2020 (cùng đạt tỉ lệ 82%).

Tỷ lệ tuyển sinh đại học đối với các ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin tại Việt Nam. Nguồn: Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số

Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này vào khoảng hơn 53.000 (nếu tính cả đào tạo cao đẳng, trung cấp thì con số này vào khoảng hơn 65.000). Với năng lực đào tạo này, trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật cao để thực hiện chuyển đổi số, trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao để thực hiện chuyển đổi số.

Trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỉ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỉ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia như Hoa Kỳ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%).

Không chỉ là vấn đề số lượng, chúng ta cũng thiếu hụt nhân lực có kiến thức, kỹ năng, làm chủ các công nghệ mới, công nghệ đặc trưng của chuyển đổi số như: Trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, tự động hóa hay blockchain. Các công nghệ số đang có tốc độ phát triển nhanh, trong khi đó, chương trình đào tạo đang chưa theo kịp.

Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng ngành công nghệ thông tin (CNTT), trong số hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Điều này đồng nghĩa với việc là các nhà tuyển dụng mất thêm nguồn lực để thực hiện đào tạo sau tuyển dụng.

Trong khi đó, tốc độ phát triển nhanh của công nghệ còn đặt ra các yêu cầu mới về đào tạo, đào tạo lại kỹ năng, đào tạo nâng cấp kỹ năng để nhân lực có thể theo kịp và luôn được cập nhật các xu thế mới của công nghệ.

Cũng theo báo cáo, hiện nay, các nhà tuyển dụng tại Việt Nam có nhu cầu nhưng không tuyển dụng được khoảng 100.000 - 150.000 nhân lực số thiếu hụt do đào tạo cũng như do khoảng cách giữa đào tạo và yêu cầu thực tế ngày càng lớn.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đa số trường ĐH tại Việt Nam đều đào tạo ngành CNTT, nhiều trường thuần túy khoa học xã hội cũng đào tạo ngành này. Thậm chí có những trường có truyền thống về các ngành khác nhưng ngành thu hút thí sinh nhất lại là ngành CNTT.

Ông chỉ ra nguyên nhân chính là, vốn bỏ ra để đầu tư cơ sở vật chất cho ngành CNTT không lớn, chỉ cần có máy tính và đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các trường không đồng đều.

“Ví dụ như ở TPHCM, nơi có mật độ các trường ĐH đào tạo ngành CNTT thuộc top lớn nhất cả nước, qua nghiên cứu thống kê từ tuyển sinh, chỉ có 4 trường ĐH chất lượng đào tạo tốt. Điều này được thể hiện bằng điểm chuẩn đầu vào cao qua các năm”, ông Dũng nói. Tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH cũng là một vấn đề.

“Nhiều trường đào tạo theo kiểu ăn xổi, chạy theo nhu cầu của người học để tuyển sinh. Ngành CNTT hay ngành kinh tế cũng đều trong thực trạng này”, ông Dũng nhận định.

Mô hình Đại học số cho đào tạo nhân lực số

Mô hình đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường số. Với những ưu điểm do môi trường số mang lại, mô hình hoạt động của một trường đại học số trở nên linh hoạt và vượt qua nhiều giới hạn vật lý mà một ngôi trường truyền thống gặp phải. Điều đó mở ra cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục dễ hơn, đào tạo được nhiều hơn, chi phí thấp hơn, với chất lượng tối thiểu tương đương.

Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã mở ra một xu hướng học tập và làm việc mới, đó là xu hướng học tập, làm việc trực tuyến (online). Trước thực tế đó, một trường đại học hoạt động theo mô hình đại học số cung cấp cả dịch vụ đào tạo trực tiếp lẫn trực tuyến sẽ đáp ứng một cách linh hoạt trong bổi cảnh giáo dục thời đại số.

XEM THÊM: Xây dựng đại học số cần giải quyết 3 vấn đề

Từ năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã chỉ đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tiên phong, áp dụng thử nghiệm mô hình đại học số trên nền tảng công nghệ PTIT-Slink do Học viện tự phát triển. Lý do lựa chọn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để thử nghiệm là vì đây là trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, trong đó, các giảng viên và sinh viên theo học tại Học viện đều có kỹ năng số để nhanh chóng thích nghi với mô hình đào tạo dựa trên công nghệ.

Sinh viên PTIT sử dụng ứng dụng PTIT S-Link. Ảnh: PTiT

Sau 01 năm triển khai, hầu hết các hoạt động của Học viện đã được đưa lên trên môi trường số, mang lại hiệu quả bước đầu tích cực. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, các sinh viên mới có thể thực hiện tất cả các công đoạn một cách trực tuyến, toàn trình từ đăng ký nhập học, học tập, thực hành, thi cử hay tham gia vào các hoạt động khác mà không cần hiện diện tại trường.

Đây là điểm khác biệt rõ nét với các hoạt động dạy - học trực tuyến hiện nay vẫn chỉ đơn thuần là diễn ra trên các phần mềm họp trực tuyến. Đặc biệt, với đặc thù trong đào tạo công nghệ, thời lượng thực hành là một tiêu chí quan trọng để học viên hiểu sâu lý thuyết và rèn luyện kỹ năng. Việc thực hành thông qua nền tảng số cho phép sinh viên có thêm cơ hội thực hành, thực hành mọi lúc, mọi nơi, hoàn toàn chủ động. Thông qua nền tảng số, giảng viên có thể theo dõi, nắm bắt được trình độ của từng sinh viên, từ đó điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.

Đến hết năm 2021, toàn bộ 13.000 sinh viên và cán bộ, giảng viên Học viện đã được cấp tài khoản để sử dụng các dịch vụ đào tạo, dịch vụ tiện ích trên Nền tảng đại học số PTIT-Slink. Việc kết nối, liên thông giữa các phòng, ban của Học viện trên cùng một nền tảng mang lại thuận tiện cho người dùng. Cán bộ, giảng viên, sinh viên sử dụng các dịch vụ tương tự mô hình “một cửa điện tử” như trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

Với các kết quả triển khai tích cực thời gian qua, nền tảng PTIT-Slink đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các trường đại học. Nền tảng đã được triển khai thử nghiệm tại một số trường đại học như: Trường Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Quốc gia.

Chuyển đổi số giáo dục đại học cần phải làm ngay

Để bổ sung thêm nguồn nhân lực số tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, việc chuyển đổi số giáo dục đại học là điều cấp thiết, cần triển khai ngay.

Cơ sở vật chất của Đại học Á Châu đón đầu các xu hướng chuyển đổi số trong thời đại 4.0

Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có lợi thế đặc thù là cả giảng viên và sinh viên đều được trang bị sẵn kỹ năng số và trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc dạy học. Việc học tập, thực hành, kiểm tra, sát hạch, thi cử hiện nay đa số đều có thể thực hiện trên môi trường số với sự hỗ trợ của công nghệ.

Do vậy, triển khai mô hình đào tạo đại học số đối với chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, công nghệ thông tin, an toàn thông tin có nhiều thuận lợi triển khai trong thực tế.

Cơ sở pháp lý về đào tạo trực tuyến tại Việt Nam cơ bản đã được xây dựng, vẫn rất cần những cơ chế, chính sách đột phá, tạo môi trường thuận lợi nhất để thử nghiệm, đánh giá hiệu quả thực tiễn để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình đại học số phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Cụ thể, Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học quy định tỉ lệ giảng dạy trực tuyến không được quá 30% đối với đào tạo hệ chính quy; Thông tư số 03/TTBGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

Đáng chú ý, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cũng đã xác định triển khai thí điểm mô hình đại học số là một trong những trọng tâm của giai đoạn 2022 - 2025 để giải quyết vấn đề nhân lực số. Các chương trình, chính sách liên quan đã được Thủ tướng chính phủ ký ban hành và thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) được giao chủ trì “Triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số tại một số cơ sở giáo dục đại học”, tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Bộ GD&ĐT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số”; xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học, tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bộ GD&ĐT được giao chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng đại học số và xây dựng Đề án thí điểm triển khai 05 trường tham gia mô hình đại học số tại Việt Nam, tại Kế hoạch số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Ủy ban Quốc gia về CĐS giao - Quyết định số số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số tới năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định điểm đột phá để phát triển nhân lực số là xây dựng các trường đại học số.

… Một số đề xuất cấp bách, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện

Thứ nhất, Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT sớm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm mô hình giáo dục đại học số. Trong đó, tập trung lựa chọn và thí điểm tại 05 trường đại học có thế mạnh đào tạo về các chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin mạng.

Trong Đề án thí điểm, cần tập trung tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách (đã được đưa vào nhiệm vụ kèm theo Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) thông qua một cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox).

Thứ hai, Bộ GD&ĐT giao các trường đại học, các cơ sở đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin nghiên cứu thành lập khoa mới, chuyên ngành đào tạo mới, hoặc cập nhật, bổ sung vào chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng theo hàm lượng phù hợp với yêu cầu thực tiễn công việc và xu thế phát triển của công nghệ.

Cần coi kết quả tuyển dụng sau tốt nghiệp là chỉ tiêu quan trọng nhất của giáo dục đại học, và vì vậy, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ số ngay từ khi xây dựng chương trình, giảng dạy đến thi cử, sát hạch và tuyển dụng.

Thứ ba, việc đào tạo nhân lực số yêu cầu có tầm nhìn, định hướng lâu dài, liên tục. Mục tiêu trong ngắn hạn, các khóa huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chuyển đổi số là để có ngay nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số tới tận cấp xã. Mục tiêu trong trung hạn, triển khai thí điểm mô hình đại học số là bước chuẩn bị để đào tạo nguồn nhân lực số cho 05, 10 năm tới.

Còn về mục tiêu dài hạn, cần triển khai ngay việc xây dựng và đưa chương trình đào tạo STEM/STEAM vào các cấp học phổ thông một cách phù hợp để phát triển các thế hệ công dân số mới một cách tự nhiên. Đào tạo nhân lực số, cũng như dạy học ngoại ngữ, sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện ngay tại cấp học phổ thông.

Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo chuyên đề Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số
2. Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam Năm 2021, https://topdev.vn/blog/bao-cao-thi-truong-it-viet-nam-nam-2021/
3. Chỉ 30% cử nhân công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, https://tienphong.vn/chi-30-cu-nhan-cong-nghe-thong-tin-dap-ung-yeu-cau-...

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Khởi động chương trình đào tạo thực tế 'Tinh hoa trong tài năng'

Khởi động chương trình đào tạo thực tế 'Tinh hoa trong tài năng'

Học bổng Panasonic nhận được hơn 850 hồ sơ đăng ký

Học bổng Panasonic nhận được hơn 850 hồ sơ đăng ký

Mở rộng đối tượng được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024

Mở rộng đối tượng được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024

Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận khoản tài trợ 1,5 triệu USD từ Google

Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận khoản tài trợ 1,5 triệu USD từ Google

Học phí đại học công lập Hà Nội năm học 2024-2025: Sự khác biệt giữa các trường top đầu và nhóm còn lại

Học phí đại học công lập Hà Nội năm học 2024-2025: Sự khác biệt giữa các trường top đầu và nhóm còn lại

FPT Shop khởi động sớm mùa Back To School

FPT Shop khởi động sớm mùa Back To School

Trường Quản trị và Kinh doanh không xét tuyển thí sinh thấp lùn

Trường Quản trị và Kinh doanh không xét tuyển thí sinh thấp lùn

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

'Hiểu AI, làm giàu hành trang nghề nghiệp'

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Câu chuyện đằng sau vụ gỡ bài báo quốc tế có liên quan đến GS. TS Võ Xuân Vinh

Hệ thống đăng ký thi HSA Đại học Quốc gia Hà Nội đuối sức trước lượng truy cập 'khủng'

Hệ thống đăng ký thi HSA Đại học Quốc gia Hà Nội đuối sức trước lượng truy cập 'khủng'

Cần 1.000 kỹ sư mỗi năm, trường đại học chạy đua đào tạo nhân lực vi mạch

Cần 1.000 kỹ sư mỗi năm, trường đại học chạy đua đào tạo nhân lực vi mạch

Bước tiến mới phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Bước tiến mới phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Tin mới cập nhật

Nền tảng EWASP của Keysight tăng cường khả năng đo kiểm và đánh giá EW của Indra

Nền tảng EWASP của Keysight tăng cường khả năng đo kiểm và đánh giá EW của Indra

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Bộ tạo tín hiệu: Sự khác biệt giữa công nghệ Analog và Digital

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Keysight AppFusion giải pháp hiển thị và bảo mật mạng toàn diện

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Đột phá, cách mạng trong thực hiện Nghị quyết 57

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Cuộc cách mạng trong ngành quảng cáo: Từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Những dấu mốc nổi bật về khoa học công nghệ của Việt Nam 2024

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

Samsung và cuộc cách mạng 'AI cho mọi người'

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Grab kết nối người dân với tuyến Metro số 1 bằng ưu đãi khủng

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

Logitech triển khai chiến dịch mới mang tên 'I LOVE POP'

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

 Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Nhận diện các hình thức lừa đảo ngân hàng và biện pháp phòng tránh

Nhận diện các hình thức lừa đảo ngân hàng và biện pháp phòng tránh

Tin đọc nhiều

Quy định mới trong đào tạo thạc sĩ: Nhiều thuận lợi cho cơ sở đào tạo và sinh viên khá giỏi

Quy định mới trong đào tạo thạc sĩ: Nhiều thuận lợi cho cơ sở đào tạo và sinh viên khá giỏi

'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online

'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online

 Thí sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng vào lớp 10 sẽ phải làm gì?

Thí sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng vào lớp 10 sẽ phải làm gì?

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hơn nửa người học không có máy tính để học bài trực tuyến

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hơn nửa người học không có máy tính để học bài trực tuyến

Thêm nhiều trường cho sinh viên nghỉ học hết tháng 3

Thêm nhiều trường cho sinh viên nghỉ học hết tháng 3

TP.HCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3

TP.HCM chính thức kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3

Bộ GD&ĐT khẩn cấp xin ý kiến Thủ tướng về việc nghỉ học của học sinh vì virut corona

Bộ GD&ĐT khẩn cấp xin ý kiến Thủ tướng về việc nghỉ học của học sinh vì virut corona

Trường Đại học Phenikaa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao

Trường Đại học Phenikaa ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cao

Trường đại học về AI đầu tiên trên thế giới được thành lập ở UAE

Trường đại học về AI đầu tiên trên thế giới được thành lập ở UAE

Xử lý nghiêm trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông mùa tựu trường

Xử lý nghiêm trường hợp không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông mùa tựu trường

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019