Sẽ ứng dụng công nghệ 4.0 trong khai thác hạ tầng va điều hành giao thông
Để chủ động tham gia CMCN 4.0, Bộ Giao thông Vận tải đã và sẽ tập trung ứng dụng các công nghệ ưu tiên vào hoạt động của ngành như: lập dự án, quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông; điều hành và tổ chức giao thông...
- Hà Nội số hoá bản đồ giao thông để phục vụ công tác quản lý
- AI với giao thông thông minh - Nơi ứng dụng các nghiên cứu của các nhà khoa học
- Bộ GTVT xin Chính phủ gia hạn thời gian triển khai dự án thu phí không dừng
Thông tin trên vừa được ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, đại diện cho Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ tại phiên khai mạc hội nghị quốc tế lần thứ nhất về mạng và các hệ thống thông minh – ICISN 2021 diễn ra ngày 19/3 tại Hà Nội.
Hoạt động đóng góp vào chương trình chuyển đổi số quốc gia
Diễn ra trong hai ngày 19 – 20/3, hội nghị về mạng và các hệ thống thông minh năm 2021 nhằm tạo diễn đàn để công bố các kết quả nghiên cứu; trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan tới phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Điện tử, truyền thông cùng những lĩnh vực khác có liên quan.
Chủ tịch Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam Trần Đức Lai cho rằng, diễn đàn kỹ thuật ICISN 2021 là một trong các hoạt động đóng góp cho việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Đánh giá cao nỗ lực của Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực Điện tử, CNTT và Truyền thông, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (REV) Trần Đức Lai cho biết, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số. Chính phủ Việt Nam mới đây đã công bố Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Vì vậy, diễn đàn kỹ thuật này chính là một trong các hoạt động đóng góp vào việc thực hiện Chương trình.
Trong khuôn khổ ICISN 2021, các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới mạng không dây và di động, phương pháp phát triển phần mềm và kỹ thuật phần mềm, xử lý tín hiệu, ứng dụng IoT…
“Dù đang trong thời gian ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hội nghị đã thu hút hơn 140 bài tham luận từ các cá nhân, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế. Tất cả đều được các nhà khoa học đánh giá kỹ lưỡng, 78 bài được lựa chọn in ấn và trình bày trong 9 mục của hội nghị. Điều này cho thấy thành công của hội nghị”, ông Trần Đức Lai nhận định.
Chia sẻ tại diễn đàn kỹ thuật này, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải) Trần Quang Hà cũng nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi những hoạt động kinh tế xã hội, mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nền kinh tế.
Ở Việt Nam, nhận thức được lợi ích của CMCN 4.0, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng xây dựng chính sách và một số chương trình để chủ động tham gia cuộc cách mạng này. Vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh tới ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cụ thể, với Bộ Giao thông Vận tải, phải ứng dụng công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ tư vào lập dự án, quản lý chất lượng xây dựng, đồng thời quản lý khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và điều hành, tổ chức giao thông.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp điều kiện Việt Nam
Để đạt được mục tiêu trên, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, cần có sự nỗ lực to lớn của Chính phủ và các cấp bộ ngành, từ huy động vốn đầu tư, chuẩn bị các dự án, tăng cường năng lực của các chủ thể tham gia. Trong đó, vai trò và trách nhiệm của những người làm công tác khoa học công nghệ là hết sức quan trọng.
Ngành Giao thông Vận tải đã và đang tập trung ứng dụng những công nghệ ưu tiên vào các hoạt động để chủ động tham gia CMCN 4.0. (Ảnh minh họa: Internet)
Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, thực hiện các chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, theo đề xuất của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, các chuyên gia trong và ngoài nước cần tập trung thảo luận vào các chủ đề chính gồm: điện tử, truyền thông, các hệ thống, mạng thông minh, các giải pháp an toàn bảo mật, khai thác dữ liệu và máy học, giao thông thông minh, thành phố thông minh, kết nối vạn vật và các công nghệ mới nhất.
“Với mỗi chủ đề trên, đề nghị các nhà khoa học phân tích, lựa chọn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật công nghệ để đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện Việt Nam”, đại diện Bộ Giao thông Vận tải nêu ý kiến.
Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trung tuần tháng 12/2020, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Bộ này đến năm 2025, định hướng đến 2030. Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030, GTVT là ngành tiên phong về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện để thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành; ứng dụng công nghệ số và sử dụng dữ liệu số một cách sâu rộng trong toàn bộ hoạt động quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tiên tiến, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn giao thông phục vụ nhân dân. |
Cùng với Danh mục 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, cuối tháng 12/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Theo danh mục mới, 99 công nghệ cao được Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển gồm có: Công nghệ trí tuệ nhân tạo; Công nghệ Internet kết nối vạn vật; Công nghệ dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn; Công nghệ chuỗi khối; Công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên, điện toán sương mù; Công nghệ lượng tử, Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến; Công nghệ thiết kế, tích hợp và tối ưu hóa các mạng lưới và hệ thống viễn thông trong hạ tầng viễn thông quốc gia; Công nghệ tích hợp hệ thống công nghệ viễn thông, CNTT... |
Theo ICTnews
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận