Xe buýt sẽ được đổi tên thành "xe khách thành phố" Tại sao và để làm gì? Không rõ.
Xe buýt đổi tên thành "xe khách đường phố" là một trong những đề xuất của Bộ GTVT tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) khiến người dân thắc mắc: Tại sao Bộ quá chú trọng chơi chữ tên gọi trong khi nhiều bất cập ngành giao thông chưa được xử lý triệt để?
- Hà Nội điều chỉnh 16 tuyến buýt để sửa mặt cầu Thăng Long
- Hà Nội: Dân phải "ngóng" nhà chờ xe buýt đến bao giờ?
- Vingroup sắp làm xe buýt thông minh chạy bằng năng lượng điện ở Hà Nội
Bộ GTVT muốn đổi tên xe buýt thành xe khách thành phố, như trước đây muốn đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, rồi trạm thu tiền. Ảnh Hải Nguyễn
Khi bản dự thảo với chi tiết đổi tên được đưa ra các hội thảo góp ý, ngay lập tức nó đã nhận được sự phản đối... khi mà thuật ngữ này quá lạ lẫm với người dân, không gần gũi với thực tiễn.
Phát triển xe buýt như một dịch vụ công cộng để giảm tải ùn tắc, khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng trong dân đang luôn là một nan đề.
Và kết quả, ở cả Hà Nội và TPHCM đang là những thất bại thảm hại.
Ở Hà Nội, xe buýt phát triển chưa nổi 1% mỗi năm, chỉ đáp ứng được có 16% nhu cầu đi lại của dân. Tốc độ vận hành ngày càng giảm khi đại đa số các tuyến đều chậm từ 10-20 phút.
Còn BRT, nó thật sự là một cơn ác mộng cho các tuyến đường khi vừa không làm giảm tải, thậm chí, trở thành một trong những nguyên nhân gây ùn tắc.
Ở TPHCM, xe buýt đã đến mức “nguy kịch” với nhiều tuyến mỗi chuyến chỉ lèo tèo vài khách. Không ít doanh nghiệp xe buýt lay lắt, dặt dẹo đến mức ngừng hoạt động.
Phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất thế giới nhưng lại gần như “chết đứng” ở Việt Nam. Và nói như TS Lương Hoài Nam, xe buýt chết đồng nghĩa giao thông công cộng cũng chết.
Và giờ, bộ GTVT muốn... đổi tên.
Nhớ năm ngoái, dư luận xã hội bùng nổ chỉ trích khi cũng Bộ GTVT loay hoay với màn đuổi hình bắt chữ, từ “trạm thu phí”, sang “trạm thu giá”, rồi “trạm thu tiền”, rồi lại về "trạm thu phí".
Sáng nay, báo chí đưa một bản tin tưởng nhỏ, nhưng hàm chứa trong nó thất bại rất lớn của một chủ trương: Hai đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu theo hình thức xã hội hóa (PPP) đã không có nổi một đơn vị tham gia đấu thầu.
Nếu xã hội hoá các nguốn vốn đầu tư là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thì việc 2 đoạn cao tốc trọng yếu - được xác định hình thức PPP ngay từ đầu - không có bất cứ nhà đầu tư nào đoái hoài đang cho thấy rất rõ trách nhiệm của Bộ GTVT.
Thu phí tự động không dừng liên tục "delay". Tàu Cát Linh - Hà Đông chưa biết bao giờ mới chạy. Và BOT thì chưa bao giờ thôi nóng.
Người dân cần nhiều hơn sự quyết đoán của tư lệnh ngành giao thông, để giải toả những điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng, để giảm bớt bức xúc trong dân, chứ dân đâu cần "chơi chữ".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận