Nguyên Chủ tịch Hội Nguyễn Ngọc Bình được KCGI bổ nhiệm làm Giáo Sư, Phó Hiệu Trưởng
Sau 3 năm làm giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Hosei, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bình được chính thức bổ nhiệm làm Giáo sư, Phó hiệu trưởng (Vice-President) trường KCGI.
KCGI (Đại học nghiên cứu sau đại học về tin học ở Kyoto) là một trường công nghệ internet nằm ở Kyoto, Nhật Bản, cung cấp bằng Thạc sĩ Công nghệ Thông tin ứng dụng, tập trung vào phát triển công nghệ web và phát triển hệ thống web. Xem chi tiết thông tin từ KCGI tại đây.
Trong kế hoạch Khoa học và Công nghệ lần thứ năm, ngay từ 2016, nước Nhật đã đưa ra khái niệm “Xã hội 5.0”, – được định nghĩa là “một xã hội lấy con người là trung tâm; là xã hội cân bằng giữa phát triển về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bằng hệ thống tích hợp cao giữa không gian ảo và không gian thực”.
Theo quan niệm của Nhật Bản, từ trước đến nay xã hội loài người đã trải qua:
• “Xã hội 1.0” là Thời kỳ nguyên thủy săn bắn,
• “Xã hội 2.0” là Xã hội nông nghiệp
• “Xã hội 3.0” là Xã hội công nghiệp, là thời kỳ cơ khí hóa với đầu máy hơi nước và việc sử dụng điện
• “Xã hội 4.0” là Xã hội thông tin, trong đó giá trị gia tăng được tạo ra nhờ việc kết nối các tài sản phi vật chất qua mạng internet.
Với “Xã hội 5.0”, có bốn yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất trí tuệ nhân tạo (AI), big data, tự động hóa (robot) và IoT (internet vạn vật).
Trong “Xã hội 5.0”, một lượng dữ liệu vô cùng lớn được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau, thông qua IoT, từ các cảm biến, camera v.v. trong không gian thực được tích lũy vào “không gian đám mây” (có thể gọi là không gian ảo).
Tại không gian ảo đó, trí tuệ nhân tạo với khả năng phân tích, dự đoán vượt cả trí tuệ của con người sẽ phân tích khối dữ liệu khổng lồ nói trên, và truyền kết quả phân tích trở lại cho không gian thực dưới rất nhiều hình thức khác nhau.
Trước đây, trong xã hội thông tin (Xã hội 4.0), dữ liệu được thu thập về sẽ do con người phân tích, còn trong Xã hội 5.0, con người, vạn vật và các hệ thống được kết nối với nhau tại không gian ảo, siêu thông minh.
Có thể ví von một cách hình tượng cho dễ hiểu là không gian ảo có trí tuệ nhân tạo là bộ não, robot-tự động hóa là cơ bắp và IoT và các dữ liệu lớn được phân tích làm nên hệ thần kinh, và kết quả phân tích được kỳ vọng là những kết quả tối ưu, vượt quá cả khả năng phân tích của con người.
Nếu trong Xã hội 4.0, người máy thực hiện, thao tác theo sự điều khiển của con người thì trong Xã hội 5.0, sẽ có người máy siêu thông minh, biết cảm thụ và nhận thức, có thể đưa ra các quyết định thay cho con người.
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho Xã hội 5.0, tháng 4 năm 2004, Trường Đại học Đào tạo Sau Đại học về Thông tin Kyoto KCGI được thành lập, là Trường đào tạo sau đại học chuyên ngành IT đầu tiên và duy nhất của Nhật Bản. Trải qua 55 năm, nhà trường đã và đang kế thừa thành tích và truyền thống của “Học viện Máy tính Kyoto” – cơ quan giáo dục máy tính đầu tiên của Nhật Bản đã từng đào tạo những kỹ sư xử lý thông tin đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp. Ngoài ra, dựa trên mạng lưới giáo dục toàn cầu của các trường đại học nước ngoài mà trước hết là trường Đại học Rochester Institute of Technology (RIT), KCGI đã đưa vào chương trình đào tạo IT mới nhất của thế giới, và còn đào tạo thêm về kinh doanh và quản lý, như đào tạo người lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực ứng dụng IT, và đặc biệt là đào tạo CIO (Quản lý hệ thống thông tin).
Sứ mệnh và mục đích của KCGI là đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực tiên tiến và đa dạng của xã hội IT, và hơn thế nữa, là để đóng góp vào việc hiện thực hóa một xã hội 5.0 KCGI có truyền thống trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu về công nghệ thông tin ứng dụng, hội tụ những giáo sư dày dạn kinh nghiệm ở các trường đại học và viện nghiên cứu tại Nhật Bản và nước ngoài, và những học viên đang công tác trong các công ty Nhật Bản khác nhau. Đây là nơi mà các chuyên gia tiên tiến, kỹ sư ứng dụng CNTT và sinh viên với ước mơ trở thành nhà quản lý hàng đầu có thể nhận được kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan. KCGI thúc đẩy các công dân toàn cầu đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực CNTT cần thiết cho Xã hội 5.0 và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
KCGI đã xây dựng cơ sở vệ tinh Sapporo (Sapporo Satellite) từ tháng 4 năm 2012 và cơ sở vệ tinh Kyoto (Kyoto Satellite) từ tháng 10 năm 2012. Các cơ sở vệ tinh được kết nối với hệ thống e-learning trường Kyoto, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên ngành IT tiên tiến nhất tại chỗ. Tất nhiên là sinh viên được nghe giảng thực tế, và có thể đặt câu hỏi trực tiếp thông qua camera, có thể xem bài giảng đã được ghi hình lại và lưu trong máy chủ tại nhà. Có thể nói đây là phương pháp đào tạo vượt qua sự giới hạn về thời gian và địa điểm, có thể được đào tạo chuyên môn cao ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. KCGI cũng có mạng lưới liên kết với các cơ quan giáo dục bậc đại học ở nước ngoài mà trước hết là Mỹ và Hàn Quốc, và nhờ tích lũy được những mối liên kết, giao lưu nên càng phát triển thêm sự nghiệp giáo dục. KCGI đang chuẩn bị chào đón kỷ niệm 15 năm thành lập. Dù cho có sự thay đổi nhanh chóng của thời đại, nhưng nhà trường vẫn tiến bước đều đặn và thúc đẩy công tác đào tạo chuyên gia IT cao cấp dựa trên ý tưởng, sứ mệnh, mục tiêu từ những ngày đầu mới thành lập.
@ (KCGI – The Kyoto College of Graduate Studies for Informatics)
Giáo sư Nguyễn Văn Ngọ
Nguyên Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận