Răng của Cryptochiton stelleri được tạo thành từ santabarbaraite, một hydroxy phosphate mới chỉ được phát hiện ở Tuscany, Ý vào năm 2000. Ảnh: Đại học Northwestern
Khoáng chất này có chứa các hạt nano cực nhỏ trong một ma trận dạng sợi được tạo thành từ các phân tử sinh học, tương tự như xương trong cơ thể chúng ta.
Một con Cryptochiton stelleri kiếm ăn bằng cách quét chiếc lưỡi mềm dẻo, giống như dải băng, được gọi là radula, dọc những tảng đá phủ đầy tảo. Mỗi con sẽ có vài chục hàm răng siêu cứng xếp thành hàng trên dải radula này.
Phát hiện này đã tạo cảm hứng giúp các nhà khoa học phát triển mực in 3D, có thể tạo ra vật liệu siêu cứng với độ bền cao. Phó giáo sư Derk và cộng sự muốn sản xuất loại mực chứa sắt và phosphate trộn lẫn với hợp chất tự nhiên do loài nhuyễn thể này sản sinh. Khi mực khô, nó sẽ tạo ra vật liệu siêu cứng.
Mực cứng lại khi khô, nhưng các tính chất vật lý cuối cùng của nó phụ thuộc vào lượng sắt và phosphate được thêm vào hỗn hợp. Càng thêm nhiều nguyên liệu này vào thì càng có nhiều hạt nano hình thành, và vật liệu cuối cùng trở nên cứng hơn và bền hơn.
Bằng cách điều chỉnh công thức theo cách này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra các vật thể mềm dẻo như mực hoặc cứng như xương.
Kỹ thuật này còn có thể hữu ích trong lĩnh vực robot mềm đang rất phát triển những năm gần đây. Các kỹ sư có thể tạo ra những cỗ máy linh hoạt: cứng ở nơi này và mềm và dẻo ở những nơi khác.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận