Lần đầu tiên nhân loại hiện đại bắt được khoảnh khắc 'chết' của một ngôi sao
Đó là kết quả nghiên cứu và quan sát gần đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới có cái nhìn chi tiết về hiện tượng thiên nhiên "siêu tân tinh" và nó được bắt nguồn từ khoảnh khắc "chết" của một ngôi sao.
- Hành tinh bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần nhất từ trước tới nay
- Tàu vũ trụ đi nhanh như thế nào, mất bao lâu mới đến được sao hoả?
- Phát hiện dưới lớp băng sao Hỏa có nhiều ao nước mặn bị vùi lấp
Theo đó, nhóm nhà khoa học thuộc ANU đã hợp tác với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và một số nhà khoa học quốc tế để quan sát những khoảnh khắc sớm nhất của một “siêu tân tinh” với những chi tiết chưa từng có.
Nhà thiên văn Patrick Armstrong, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Đây là lần đầu tiên con người có cái nhìn chi tiết về hiện tượng này”.
Khoảnh khắc được các nhà khoa học tại ANU chụp lại được hình ảnh "chết" của một ngôi sao dưới sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ.
Ông khẳng định: “Vì giai đoạn đầu của một siêu tân tinh diễn ra quá nhanh, nên hầu hết các kính thiên văn đều rất khó ghi lại hiện tượng này. Trước đây, các dữ liệu chúng tôi có chưa đầy đủ”.
Theo ông Armstrong, khám phá quan trọng này sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết để xác định các ngôi sao khác đã trở thành “siêu tân tinh” thế nào , ngay cả sau khi chúng đã phát nổ.
Dựa trên dữ liệu, các nhà khoa học đã có thể xác định rằng ngôi sao gây ra “siêu tân tinh” là một ngôi sao khổng lồ màu vàng lớn hơn Mặt Trời 100 lần.
Theo nhóm nghiên cứu của ANU, “siêu tân tinh” được kính viễn vọng không gian Kepler của NASA chụp năm 2017 hiện đã không còn tồn tại. Mặc dù đã ngừng hoạt động từ năm 2018, nhưng Armstrong cho biết kính thiên văn mới có thể sẽ chụp được nhiều sự kiện “siêu tân tinh” hơn trong tương lai.
Ông nói: “Khi nhiều kính viễn vọng không gian được phóng lên, chúng ta có thể sẽ quan sát được nhiều hơn hiện tượng dẫn đến siêu tân tinh. Điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn nữa để hiểu sâu về “siêu tân tinh”, cũng như các yếu tố tạo nên thế giới xung quanh chúng ta đến từ đâu”.
“Siêu tân tinh” xảy ra khi một ngôi sao đốt hết nhiên liệu khi hết tuổi thọ và sụp đổ, gây ra một vụ nổ lớn. Sau vụ nổ siêu tân tinh, một ngôi sao có thể biến thành sao lùn trắng, sao neutron, lỗ đen hoặc chỉ là một bụi và khí sao còn sót lại.
Được biết, chỉ có ba siêu tân tinh xảy ra trong Ngân Hà được quan sát bằng mắt thường trong 1000 năm qua, mặc dù rất nhiều sự kiện ở các thiên hà khác nhau đã được quan sát bằng kính thiên văn.
Lần quan sát trực tiếp siêu tân tinh thuộc Ngân Hà gần đây nhất đó là siêu tân tinh Kepler xảy ra năm 1604, tuy có thêm hai tàn tích siêu tân tinh xảy ra gần đây cũng được phát hiện.
Hiện tượng "siêu tân tinh" đã từng được hình dung trước đây.
Dựa trên thống kê số lượng siêu tân tinh quan sát ở các thiên hà khác cho ước tính, trung bình, trong Ngân Hà có khoảng 3 sự kiện xảy ra ở mỗi thế kỷ và gần như sẽ quan sát được siêu tân tinh bằng các kính thiên văn hiện đại nếu chúng xảy ra trong Ngân Hà.
Siêu tân tinh phóng phần lớn vật chất từ ngôi sao phát nổ với vận tốc lên tới 30.000 km/s hay bằng 10% tốc độ ánh sáng. Nó gây ra một làn sóng xung kích chuyển động nhanh lan tỏa vào môi trường liên sao xung quanh, đồng thời quét lên một lớp vỏ bao gồm bụi và khí đang mở rộng, hay chính là tàn tích siêu tân tinh như được quan sát.
Bên cạnh đó, siêu tân tinh tạo ra, tổng hợp và giải phóng lượng lớn các nguyên tố hóa học hình thành bởi các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nhờ vậy nó đóng vai trò quan trọng cho quá trình làm giàu môi trường liên sao bằng các nguyên tố có nguyên tử khối nặng hơn heli.
Ngoài ra, sóng xung kích lan tỏa từ vụ nổ có thể kích hoạt sự hình thành các sao mới. Tàn tích siêu tân tinh được xem là một trong những nơi phát ra đa số các tia vũ trụ bắt nguồn từ Ngân Hà, nhưng chỉ mới tìm thấy một vài dấu hiệu chứng tỏ tia vũ trụ liên quan có liên quan trực tiếp đến tàn tích siêu tân tinh.
Vụ nổ siêu tân tinh cũng là một nguồn phát sóng hấp dẫn tiềm năng để nghiên cứu trong tương lai.
Theo Tạp chí Điện tử/Wikipedia
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận