Những biến đổi môi trường đã khiến 23 loài vật biến mất khỏi trái đất
Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ - United States Fish and Wildlife Service (USFWS) đã loại bỏ 23 loài khỏi những loài được bảo vệ theo Đạo luật các loài nguy cấp (ESA) vì chúng không được nhìn thấy trong tự nhiên trong nhiều thập kỷ, có nghĩa là chúng rất có thể đã tuyệt chủng.
- Australia phát đi thông báo nguy cơ tuyệt chủng của cá mập
- Vaquita - Động vật biển có vú quý hiếm nhất thế giới đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
- Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng
Các loài có thể đã bị tuyệt chủng bao gồm chim gõ kiến mỏ ngà ( Campephilus majoris ), trước đây là chim gõ kiến lớn nhất ở Hoa Kỳ, đạt chiều cao tối đa 20 inch (51 cm), cũng như 10 loài chim khác, tám loài trai nước ngọt, hai loài cá nước ngọt, một loài dơi ăn quả , và một loài thực vật, theo một tuyên bố của USFWS .
Những loài này được bảo vệ đó là các loài cực kỳ nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng - Endangered Species Act (ESA) ít nhất từ năm 1993, với một số loài đã được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của ESA vào năm 1973. Theo ESA, các loài được liệt kê và môi trường sống của chúng được bảo vệ và nhận tài trợ để đảm bảo chúng tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên, chỉ có một trong số các loài bị hủy niêm yết đã được xác nhận nhìn thấy trong thế kỷ này, và 21 trong số 23 loài đã không được nhìn thấy kể từ năm 1990, theo USFWS.
"Mỗi loài trong số 23 loài này đại diện cho sự mất mát vĩnh viễn đối với di sản thiên nhiên của quốc gia và đối với đa dạng sinh học toàn cầu", Bridget Fahey, nhà sinh vật học người Mỹ - USFWS phụ trách phân loại cho ESA, nói với The New York Times . "Đây là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng sự tuyệt chủng là hậu quả của sự thay đổi môi trường do con người gây ra."
Theo USFWS, các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng nhiều nhất trong số các loài được bảo vệ, vì chúng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mất môi trường sống. Một trong những loài đáng chú ý nhất là một loài chim nhỏ, màu vàng được gọi là chim chích chòe than ( Vermivora bachmanii ). Loài này trước đây được tìm thấy ở Florida và Nam Carolina chúng di cư đến Cuba vào mùa đông và không được nhìn thấy ở cả hai quốc gia kể từ năm 1988.
"Hầu hết các loài [chim] này từ lâu đã bị cho là đã tuyệt chủng", John Fitzpatrick, cựu trưởng khoa điểu học tại Đại học Cornell, nói với Live Science. "Đặc biệt là các loài chim Hawaii đã biến mất hoàn toàn, vì vậy việc liệt chúng là tuyệt chủng là rất hợp lý."
Ví dụ, loài Kauai nukupuu (Hemignathus hanapepe) từ Hawaii đã không được xác nhận nhìn thấy kể từ năm 1899 và chỉ có thể được xác định qua các bức tranh, theo USFWS. Tuy nhiên, Fitzpatrick cho rằng chưa có đủ bằng chứng để nói chim gõ kiến mỏ ngà đã bị tuyệt chủng, sự kết luận này là quá sớm.
USFWS liệt kê ngày cuối cùng xác nhận thấy chim gõ kiến mỏ ngà ở Mỹ là năm 1944. Tuy nhiên, USFWS đã bỏ qua nhiều lần nhìn thấy chim gõ kiến mỏ ngà mặc dù chưa được xác nhận, bao gồm cả trong các bức ảnh, cũng như bằng chứng trực tiếp, chẳng hạn như lông vũ, tất cả những điều đó đã cho thấy những con chim gõ kiến mỏ ngà này vẫn còn tồn tại ít nhất là ở những năm đầu thế kỷ này.
Năm 2005, Fitzpatrick dẫn đầu một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science , đã công bố việc phát hiện thấy loài chim gõ kiến mỏ ngà, sau một số báo cáo về việc nhìn thấy và phân tích video quay được ở Arkansas (Mỹ).
Chim gõ kiến mỏ ngà luôn là một loài rất khó theo dõi, và nếu nó còn tồn tại cho đến ngày nay thì số lượng của chúng cũng sẽ cực kỳ nhỏ, "Nhưng không có nghĩa là chúng đã tuyệt chủng và do đó, không nên liệt kê xếp chúng vào những loài đã tuyệt chủng." Fitzpatrick nói.
Một số loài vẹm nước ngọt đáng chú ý nhất hiện nay được coi là tuyệt chủng là loài vẹm dẹt ( Pleurobema marshalli ), trước đây được tìm thấy ở Mississippi, và sò phía nam ( Epioblasma othcaloogensis ), trước đây được tìm thấy ở Alabama, Georgia và Tennessee.
Theo USFWS, Đông Nam Hoa Kỳ từ trước đến nay là một điểm nóng về sự đa dạng của trai nước ngọt và là nơi sinh sống của hơn một nửa số loài trai nước ngọt toàn cầu. Tuy nhiên, trai nước ngọt luôn sống ở những con sông có dòng chảy mạnh với nước sạch để sinh sống phát triển, nhưng hiện nay nước sông đã bị ô nhiễm nhiều do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lượng trầm tích tăng lên do những thay đổi biến đổi khí hậu, tất cả những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái sông.
Vào tháng 12/2020, một nghiên cứu sử dụng hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng một phần ba các con sông ở Hoa Kỳ đã thay đổi màu sắc đáng kể trong 36 năm qua, chuyển từ màu xanh lam sang màu vàng và xanh lục, điều này cho thấy chất lượng nước của chúng đã giảm, Live Science đã đưa tin trước đó .
Xác nhận hai loài cá nước ngọt mà USFWS cho biết đã tuyệt chủng: San Marcos gambusia ( Gambusia georgei ) từ sông San Marcos ở Texas, và Scioto madtom ( Noturus trautmani ) từ sông Scioto ở Ohio.
Gần một nửa số loài bị loại khỏi danh sách bảo tồn gần đây là loài đặc hữu của Hawaii và quần đảo Thái Bình Dương, chín loài từ Hawaii và hai loài từ Guam, bao gồm cả dơi ăn quả Little Mariana ( Pteropus tokudae ), còn được gọi là cáo bay Guam.
Sự tuyệt chủng ở Hawaii và Guam không có gì đáng ngạc nhiên, bởi các loài đặc hữu của các hòn đảo này phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao do sự cô lập và phạm vi địa lý nhỏ của chúng, theo USFWS.
Kết quả là, hơn 650 loài được bảo vệ theo ESA là loài đặc hữu của Hawaii và quần đảo Thái Bình Dương, nhiều nhất so với bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ, theo USFWS.
Maxx Phillips, giám đốc chương trình Hawaii của Trung tâm Đa dạng Sinh học cho biết: 'Mặc dù nơi đây chiếm 30% các loài được liệt kê của quốc gia, với các loài động thực vật ở Hawaii cực kỳ quý hiếm, nhưng điều nghịch lý là chúng tôi chỉ nhận được ít hơn 10% nguồn kinh phí để phục hồi đa dạng sinh học ở nơi đây'.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận