eKYC - Công nghệ giúp ngân hàng mở rộng hàng triệu khách hàng mới
Lượng khách hàng mới tại các ngân hàng tăng trưởng mạnh và giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên không thể thiếu đối với nhiều người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến cực kỳ phức tạp.
- Giải pháp Định danh điện tử (eKYC) của VietinBank là bước ngoặt lớn
- Số hóa giấy tờ tự động bằng giải pháp eKYC Make in VietNam
- Mở tài khoản chỉ trong một đến vài phút qua eKYC của Vietcombank
Công nghệ eKYC (định danh điện tử) được coi là ‘chìa khóa’ của ngân hàng số trong việc mở tài khoản mới với thao tác hoàn toàn trực tuyến, rất thuận lợi với nhiều khách hàng bị hạ chế đi lại.
Việc kịp thời ứng dụng công nghệ eKYC đã giúp các ngân hàng hàng dễ dàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới, bất chấp những hạn chế về giao tiếp do giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Thu nhập từ dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank tăng trưởng 85% so với cùng kỳ 2020.
Đại diện ngân hàng Techcombank cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngân hàng đã thu hút thêm gần 500 nghìn khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà ngân hàng phục vụ lên 8,9 triệu.
Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân cũng tăng cao, tăng 94,5% trong 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 197 triệu giao dịch, giá trị giao dịch cũng tăng 123%, đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng TPBank tăng 9,2% so với đầu năm, trong đó, phần lớn khách hàng mới mở tài khoản trực tuyến thông qua hệ thống 336 LiveBanks và ứng dụng eBank. Số lượng khách hàng cá nhân đăng ký mới dịch vụ eBank trong 6 tháng đầu năm 2021 đã vượt con số cả năm 2020 là 12,8%.
SSI Research đánh giá, mạng lưới LiveBank khiến TPBank khác biệt so với các ngân hàng khác do cung cấp dịch vụ ngân hàng 24/7 cho khách hàng với nhiều tiện lợi. Do đó, giá trị giao dịch khách hàng cá nhân thông qua eBank tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021.
Theo báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, TPBank sẽ tiếp tục đầu tư mạnh các công nghệ mới cho ngân hàng số. Trong năm 2020, ngân hàng đã đưa vào sử dụng 75 con robot, giúp thay thế 180 nhân viên toàn thời gian. Dự kiến trong năm nay sẽ có thêm 140 con robot trong nhiều lĩnh vực.
TPBank đặt mục tiêu tăng trưởng khách hàng 30-40%/năm, đồng thời nâng tỷ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên lên 75% trong vòng 3-5 năm tới.
Vietcombank hiện có lượng khách hàng lớn nhất trong số các ngân hàng niêm yết với 19 triệu khách hàng cá nhân, trong đó 65-70% là khách hàng gần đây sử dụng dịch vụ. Gần 5 triệu khách trong số này sử dụng ứng dụng ngân hàng số.
Trong nửa đầu năm 2021, số lượng giao dịch qua các kênh kỹ thuật số của Vietcombank đạt 300 triệu lượt, cao hơn tổng số lượt giao dịch trong năm 2019 và tương đương 80% trong năm 2020. Điều này giúp cho thu nhập từ dịch vụ ngân hàng số tăng 85% so với cùng kỳ, đạt 80% so với năm 2020.
Tại Ngân hàng OCB, số lượng giao dịch trên ngân hàng số OMNI đã tăng 30% từ khi bắt đầu làn sóng Covid-19 lần thứ tư. Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trên OMNI tăng 105% và 154% so với cùng kỳ. Sắp tới, OCB sẽ tạo marketplace (chợ ảo) trên OMNI kết nối giao dịch thanh toán và mua hàng hóa, tiến thêm một bước tới mục tiêu đa dạng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ.
Các số liệu tăng trưởng của các ngân hàng cho thấy người dân ngày càng ưu tiên lựa chọn phương thức giao dịch online nhằm đảm bảo giãn cách và an toàn trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận