TGA là lời cam kết phát triển nguồn nhân lực địa phương của Bosch
Đây là phát biểu của Giám đốc Tài chính nhà máy Bosch Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập nhà máy Bosch tại khu công nghiệp Long Thành tỉnh Đồng Nai, Bosch Việt Nam cũng đồng thời kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Đào tạo nghề Kỹ thuật Công nghiệp Bosch.
- Bosch giới thiệu màn hình 3D trực quan trên ô tô không phải sử dụng thêm kính
- Bosch năm thứ 8 liên tiếp lọt TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Bosch và HCMUTE khánh thành phòng thí nghiệm hộp số truyền động vô cấp CVT
Đây là cột mốc quan trọng của chương trình hợp tác đào tạo nghề, nhấn mạnh cam kết của Bosch trong việc phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao tại Việt Nam. Được biết, ngoài TGA, Bosch cũng đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục trên cả nước để gia tăng nguồn nhân lực tay nghề cao ngày càng nhiều hơn. Chính thức thành lập vào năm 2013 với vốn đầu tư ban đầu hơn 1 triệu Euro với hai ngành chính là Cơ khí Công nghiệp và ngành Cơ điện tử.
Chương trình đào tạo tiêu chuẩn châu Âu với 75% thời gian học thực hành tại phân xưởng được trang bị máy móc hiện đại của Bosch, và 25% thời gian học lý thuyết tại Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế (LILAMA2). Tính đến tháng 12/2022, TGA đã đào tạo 134 học viên tốt nghiệp từ chương trình và hiện đang làm việc cho Bosch ở nhiều vị trí khác nhau.
Trong 3,5 năm học tập, học viên sẽ được miễn toàn bộ học phí và nhận trợ cấp tài chính hàng tháng. Bên cạnh đó, học viên còn được hưởng hàng loạt phúc lợi như: học ngoại ngữ miễn phí, học các kĩ năng mềm và cơ hội thực tập quốc tế dành cho học viên có thành tích xuất sắc. Các hoạt động này giúp học viên có thể phát triển bản thân một cách hoàn chỉnh nhất và có cơ hội hòa nhập trong môi trường quốc tế.
"TGA là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà máy Bosch Việt Nam. Chương trình cung cấp cho sinh viên Việt Nam một mô hình đào tạo nghề kép theo tiêu chuẩn Đức. Chương trình này giúp họ nâng cao kỹ năng và đảm bảo việc làm tại Bosch. Đồng thời, nhà máy sẽ có được các cộng sự và kỹ thuật viên thành thạo trong các lĩnh vực kỹ thuật." Ông Heiko Kohlenbecker, Phó Chủ tịch, Giám đốc Tài chính nhà máy Bosch Việt Nam cho biết.
Với định hướng đầu tư vào việc phát triển tài năng tại Việt Nam, Bosch TGA, cũng như nhiều dự án giáo dục khác, là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển lao động địa phương của Bosch Việt Nam. Xác định giới trẻ là nhân tố chính của chiến lược “địa phương hóa”, công ty đã hợp tác với nhiều trường đại học và tổ chức giáo dục khác nhau trên toàn quốc để nâng cao năng lực việc làm của sinh viên.
Năm 2022, hai phòng thí nghiệm Công nghệ Ô tô đã liên tiếp được khai trương trong khuôn viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUTE) và Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT) nhằm tạo ra một môi trường học tập sáng tạo và tân tiến cho sinh viên. Bên cạnh đó, Bosch Việt Nam cũng đã tổ chức một loạt các hội thảo, cuộc thi và các hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học và đại học với mục đích khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên. Những hoạt động này là minh chứng cho sự cống hiến của Bosch Việt Nam trong việc xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao trong tương lai.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận