Học sinh trở lại trường cùng với những lo lắng của phụ huynh sau kỳ nghỉ vì COVID-19
Sau thời gian nghỉ học dài nhất trong lịch sử, học sinh trở lại trường mang theo những nỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh về việc bắt nhịp trở lại với các hoạt động học tập cũng như rèn luyện thể chất tại nhà trường trong khi dịch bệnh vẫn còn đó những diễn biến phức tạp.
- Phương án nào để Hà Nội đưa học sinh trở lại trường
- Bộ Y tế đưa ra tiêu chuẩn để học sinh trở lại trường sau khi nghỉ phòng dịch nCoV
- Bộ GD&ĐT chuẩn bị mọi phương án để đón học sinh trở lại trường học
Theo Viện trưởng MSD Nguyễn Phương Linh khi nói về nỗi lo của các bậc phụ huynh có con em sắp đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài ngày vì dịch COVID-19. Đó là những nỗi lo như: con không bắt nhịp được với lịch học ở trường; con sẽ bị xáo trộn trong nề nếp sinh hoạt hàng ngày hay gặp những vấn đề về sức khỏe trong mùa dịch…
Việc học sinh trở lại trường theo nhận định của các chuyên gia là mang theo rất nhiều nỗi lo lắng về ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như việc bắt nhịp trở lại với việc học.
"Sau một thời gian dài ảnh hưởng do dịch, cùng con thiết lập lại giờ giấc, thói quen sinh hoạt, hỗ trợ bố mẹ xử lý các vấn đề về nền nếp, hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ khỏi dịch COVID-19" bà Linh nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trẻ em, xây dựng thói quen, khơi dậy hứng thú học tập và giúp con tự giác, độc lập trong việc học, bà Phan Thị Hồ Điệp - Giảng viên Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Đối với giai đoạn con còn nhỏ (cấp mầm non, tiểu học) bố mẹ cần có phương pháp hiểu khái niệm về học như: vừa học vừa chơi, nắm được sở thích của các bé (thích xếp hình, nấu ăn, vẽ, dạy chữ cái, đánh vần...) dưới dạng trò chơi.
"Đặc biệt, phụ huynh cần tương tác với con như đọc sách cho con, khuyến khích khen các con những điều cụ thể mà các con làm được để các con có động lực làm tốt hơn, giúp trẻ thấy được thành quả, hứng thú học tiếp" vị giảng viên thông tin thêm.
Đối với giai đoạn con lớn hơn (cấp trung học cơ sở trở lên), phụ huynh cần có sự động viên, tránh áp lực việc học, thi cử cho các con (nhất là học sinh cuối cấp) khuyến khích tự học online, sáng tạo, đọc sách báo…
Đặc biệt, bố mẹ nên gắn kết, tương tác với con, tạo cảm giác thoải mái, tâm lý ổn định cho các con như: kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực học tập; quản lý thời gian (lập kế hoạch cho năm, quý, tháng, tuần, làm việc sinh hoạt, nghỉ ngơi theo thời gian biểu đã lập); tập làm chủ cảm xúc, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực; chọn chơi một môn thể thao hoặc tập thể dục điều độ…
Tham gia tọa đàm, nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi như: Làm thế nào để trẻ hạn chế xem điện thoại? hứng thú với môn văn và toán? làm sao để trẻ không mất tập trung trong khi học?…
Để giải đáp những băn khoăn trên, nhiều chuyên gia khuyên rằng chỉ nên cho con xem điện thoại mỗi lần không quá 10 phút; nên cho các con vận động ra chơi ngoài thiên nhiên, những điều này sẽ giúp các con xa rời điện thoại nhanh nhất, hứng thú với việc học.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng nhóm Giáo dục và Bảo vệ Trẻ em, Tổ chức GNI, để con có thể quay trở lại trường học vui vẻ, bố mẹ cần có phương pháp đồng hành tốt, hỗ trợ với các con sau mùa dịch bằng việc mỉm cười, lan tỏa yêu thương với các con. Bên cạnh đó, cần chăm lo sức khỏe cho các con bảo đảm đủ dưỡng chất (4 nhóm chất dinh dưỡng và nhóm vitamin, khoáng) ăn ngủ hợp lý, vệ sinh thân thể, tăng cường vận động bên ngoài…
Khi cơ thể trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức đề kháng được nâng cao, tự tin trong học tập.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận