Tăng cường tiếp cận nền tảng kinh tế số ứng phó với dịch COVID-19
Trước những thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, việc vực dậy các nền kinh tế được xác định sẽ là nền kinh tế số và các nhà lãnh đạo trên thế giới đang kêu gọi những sự chung tay của các nhà phát triển để tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nền tảng này.
- Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
- Malaysia tiến gần hơn đến nền kinh tế số trong năm 2020
- Nền tảng kinh tế số - Giải pháp ứng phó với tác động của dịch COID-19
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 15/5 cho rằng các công ty công nghệ lớn, đang hưởng lợi từ sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các hệ thống mạng online trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nên làm sao để tăng khả năng tiếp cận của mọi người vào nền kinh tế số.
Phát biểu tại một sự kiện do báo Politico chủ trì ở thủ đô Washington (Mỹ), bà Georgieva nhận định cuộc khủng hoảng COVID-19 đang hủy hoại nền kinh tế toàn cầu, song cũng tạo cơ hội để giải quyết tình trạng bất công dai dẳng và nhiều ưu tiên khác như chống biến đổi khí hậu, nếu các quỹ phục hồi được sử dụng hợp lý.
Bà bày tỏ "rất hy vọng rằng lãnh đạo của các công ty công nghệ sẽ coi đây là cơ hội để chứng tỏ chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm, và hành xử có trách nhiệm".
Theo Tổng Giám đốc IMF, chiến thắng lớn trong đại dịch hiện nay chính là nền kinh tế số, và các nhà cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử và học từ xa. Các công ty kỹ thuật số cần hành động sao để "tốt cho mọi người trong toàn xã hội".
Bà nhấn mạnh có nguy cơ là cuộc khủng hoảng hiện nay và thiệt hại về kinh tế mà nó gây ra sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất công, vì vậy các chính phủ cần có các bước đi nhằm giảm thiểu các nguy cơ này. Chi tiêu chính phủ nhằm giúp cho các công ty đứng vững trong suy thoái và hỗ trợ người lao động có thể sẽ giúp phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Tuy nhiên, bà Georgieva nhấn mạnh rằng ngay cả trong kịch bản phục hồi tốt nhất trong nửa sau năm 2020, thì trong năm 2021 cũng sẽ chỉ có sự phục hồi một phần.
Người đứng đầu IMF khẳng định khủng hoảng COVID-19 đã tạo cơ hội cho các chính phủ đầu tư vào các gói kích thích tăng trưởng thân thiện với môi trường.
Giá dầu thấp cũng là cơ hội để loại bỏ các khoản trợ cấp năng lượng "gây hại", động thái mà bà Georgieva cho rằng sẽ giảm chi tiêu công vào lúc mà nợ đang gia tăng. Bà cho biết một số điều kiện để giảm khí thải cũng sẽ được đưa vào các chương trình cho vay của IMF.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận