Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Bệnh nhân có thể mất khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau 90 ngày
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo công bố của các nhà khoa học anh khi nghiên cứu về khả năng miễn dịch cho thấy sau 90 ngày thì các đối tượng nghiên cứu này đãkhoong còn đủ lượng kháng thể trong máu để có thể đo được.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Thế giới ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong 24h qua
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Nevada bị buộc phải thực hiện trở lại các biện pháp hạn chế tụ tập đông người
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EU đững trước nguy cơ tan vỡ nếu không kịp thời ngăn chặn
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng các bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp có thể mất khả năng miễn dịch và đối mặt nguy cơ tái nhiễm chỉ trong vòng vài tháng sau khi hồi phục.
Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này mới được các nhà khoa học Anh công bố . Giới chuyên gia tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới cách thức các chính phủ ứng phó với đại dịch.
Nghiên cứu trên các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đã được chữa khỏi cho thấy khả năng miễn dịch sẽ mất đi sau 90 ngày.
Trong nghiên cứu do trường King's College London thực hiện, các chuyên gia đã kiểm tra mức độ kháng thể trong cơ thể của hơn 90 bệnh nhân COVID-19 và đánh giá sự thay đổi của kháng thể theo thời gian. Các xét nghiệm máu chỉ ra ngay cả những bệnh nhân có các triệu chứng bệnh nhẹ cũng có phản ứng miễn dịch rất mạnh với virus SARS-CoV-2
Trong nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 60% có phản ứng mạnh với virus ngay trong những tuần đầu tiên bị nhiễm. Tuy nhiên, sau 3 tháng, chỉ còn khoảng 16,7% số này duy trì các kháng thể COVID-19 ở mức cao, và sau 90 ngày một số bệnh nhân thậm chí không còn đủ lượng kháng thể trong máu để có thể đo được.
Để chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài, như một loại virus, cơ thể người sẽ huy động các tế bào để tìm và diệt thủ phạm gây nguy hiểm. Trong quá trình đó, cơ thể sản sinh ra một loại protein gọi là kháng thể, được lập trình để nhắm tới loại kháng nguyên đặc biệt mà cơ thể đang chiến đấu.
Khi có đủ kháng thể, cơ thể người sẽ tránh được nguy cơ nhiễm lại cùng loại virus đó, gọi là sự miễn dịch. Nhưng nghiên cứu trên chỉ ra khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 không phải là điều luôn tồn tại và có thể mất đi chỉ sau vài tháng, giống như khả năng miễn dịch của cơ thể người với virus cúm.
Các chuyên gia cho rằng kết quả trên có thể làm thay đổi cách thức chuẩn bị cho giai đoạn dịch bệnh tiếp theo của chính phủ các nước, trong đó có kế hoạch phân bổ vốn và tổ chức nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19.
Lawrence Young, Giáo sư chuyên ngành Ung thư học phân tử tại Đại học Warwick, cho rằng đây là một nghiên cứu quan trọng, mở ra quá trình xác định động lực lâu dài của phản ứng kháng thể với virus SARS-CoV-2.
Kết quả này cũng một lần nữa nhắc nhở cần tìm hiểu sâu hơn về một phản ứng miễn dịch bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 để có thể phát triển một loại vaccine phòng ngừa hiệu quả.
James Gill, giảng viên danh dự tại Trường Y Warwick, cho rằng nghiên cứu này chỉ ra rằng mọi người cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Kể cả những người có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính, đặc biệt là những người không rõ nguồn lây, cần tiếp tục thận trọng thực hiện các quy định giãn cách và đeo khẩu trang một cách hợp lý.
Tính đến 22h ngày 13/7 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 13 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó có hơn 572.550 ca tử vong. Hơn 7,6 triệu bệnh nhân COVID-19 trên thế giới đã phục hồi và còn khoảng hơn 4,8 triệu người vẫn đang được điều trị.
Theo số liệu của trang thống kê worldometers.info, Mỹ hiện vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm và tử vong, với 3.416.082 ca nhiễm và 137.803 ca tử vong.
Số ca ở Mỹ đã tăng đột biến trong những tuần gần đây, tuy nhiên, bất chấp tình hình dịch diễn biến phức tạp, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn hối thúc các trường mở lại vào mùa Thu tới.
Dịch diễn biến phức tạp ở Mỹ buộc thống đốc một số bang phải tạm hoãn các kế hoạch mở cửa trở lại, thậm chí một số bang còn ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng. Liên quan vấn đề này, những ngày qua đã chứng kiến một sự thay đổi của giới chức Nhà Trắng.
Ngày 12/7, Tổng thống Trump đã gây ngạc nhiên khi lần đầu tiên đeo khẩu trang xuất hiện trước công chúng trong chuyến thăm bệnh viện quân y Walter Reed ở ngoại ô thủ đô Washington để gặp gỡ các cựu chiến binh đang điều trị tại đây. Phát biểu khi rời Nhà Trắng, ông Trump cho rằng đeo khẩu trang là việc làm tốt và phù hợp.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của khẩu trang, khẳng định nếu 90% người dân Mỹ không đeo khẩu trang nơi công cộng ở những điểm nóng của dịch COVID-19, nước này sẽ không thể kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Brazil tiếp tục là nước có số ca nhiễm và tử vong cao thứ hai thế giới với 1.866.173 ca nhiễm và 72.151 ca tử vong. Tuy nhiên, đáng chú ý trong ngày 13/7, Mexico đã vượt Italy trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ 4 thế giới sau khi Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 276 ca tử vong, nâng tổng số lên 35.006 ca.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) bày tỏ quan ngại về diễn biến dịch bệnh tại Mexico. Kể từ khi bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế vào ngày 1/6 vừa qua, số ca mới và tử vong đã tăng gấp 3 lần.
Trong bối cảnh dịch diễn biến ngày càng nghiêm trọng, Giám đốc Học viện y khoa thuộc Đại học Hong Kong Lương Trác Vỹ (Gabriel Leung) cho biết hiện nay virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện biến chủng, khả năng lây nhiễm tăng 31% so với trước đây. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tốc độ lây nhiễm tức thời của các ca mắc COVID-19 tại Hong Kong đã vượt quá mức 3 và gần 4, nghĩa là mỗi ca nhiễm có thể lây cho 3 đến 4 người.
Theo ông Lương Trác Vỹ, thành phố Vũ Hán (Wuhan) của Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, có tỷ lệ lây nhiễm tức thời từ 2,5 đến 3 vào thời điểm trước khi thành phố này phong tỏa hoàn toàn hồi cuối tháng 1/2020.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận