Nguyên Nhi - một bạn trẻ vừa làm podcast với kênh Limdim, nơi tác giả dùng để tâm sự về những vấn đề trong cuộc sống thường nhật - chia sẻ rằng lý do bắt đầu hành trình này đến từ sự ra đi của một người thân sau thời gian bị rối loạn lưỡng cực.
Nguyên Nhi chọn podcast làm nơi để cô có thể chuyện trò, sẻ chia với bất cứ ai ngoài kia đang cần những tiếng nói thủ thỉ của mình, từ đó góp phần cảnh tỉnh mọi người về sự nguy hiểm của căn bệnh tâm lý trên.
"Tôi lựa chọn các chủ đề đậm tính cá thể, như những chật vật trong suy nghĩ và cảm xúc, vì đây là hai khía cạnh mà tâm lý học chú trọng nghiên cứu. Mục đích của podcast tôi sản xuất đều chỉ mang tính chia sẻ.
Tôi là một người trẻ, cũng có những chật vật riêng nên điều mình nói đến đều là thật lòng và dễ liên cảm với các bạn đồng lứa. Tôi hy vọng mình có thể hỗ trợ và xoa dịu tinh thần các bạn thính giả, hay hoa mỹ hơn là "chữa lành" sự cô đơn trong mùa giãn cách".
Vào những năm 1980, podcast xuất hiện dưới tên gọi "blog âm thanh". Đến khi iPod tạo nên một làn sóng mới vào năm 2000, những "blog âm thanh" này nhanh chóng chuyển sang định dạng MP3 và trở nên phổ biến hơn.
Vài năm sau đó, thuật ngữ podcast ra đời và là sự kết hợp của pod trong ipod và cast trong broadcast (truyền tin).
Đến ngày nay, chúng ta hiểu podcast là một hình thức tiếp thu thông tin thông qua các tệp tin âm thanh trên các nền tảng số.
Khác với radio, podcast là một chương trình âm thanh mà bạn có thể nghe trên các ứng dụng và đăng ký theo dõi hoặc tải về.
Thời lượng của podcast đa dạng, có thể dài tới hàng giờ đồng hồ, thính giả sẽ nghe bất cứ lúc nào mà không phải rà kênh, chọn tần số hay canh giờ phát sóng.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận