Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Gần nửa số trường học trên thế giới thiếu điều kiện rửa tay cơ bản

Ninh Gia (T/h)
14/08/2020 07:49
D

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia để mở cửa trường học phải là tiếp cận về nước, vệ sinh và kiểm soát việc lây nhiễm hiệu quả ở tất cả các cơ sở giáo dục trước con số thống kê của LHQ về 43% trường học trên thế giới thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/8 cho biết khoảng 43% trường học trên toàn thế giới bước vào đại dịch thiếu các điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng cơ bản. Đồng thời LHQ cho rằng đó là điều kiện quan trọng để các trường học mở cửa trở lại một cách an toàn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết có khoảng 818 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ bị mắc COVID-19 và các bệnh lây nhiễm khác.

Trong báo cáo chung của WHO và UNICEF nhấn mạnh trong số 818 triệu trẻ em trên toàn thế giới thì có 355 triệu trẻ em đến trường học có nước rửa tay nhưng không có xà phòng, số còn lại không có các điều kiện hoặc nước để rửa tay.

Theo con số thống kê của UNICEF thì số trẻ thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản là 355 triệu

Theo con số thống kê của UNICEF thì số trẻ thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản là 355 triệu.

Báo cáo cũng cho biết trong số 60 quốc gia có nguy cơ cao nhất diễn ra các cuộc khủng hoảng nhân đạo và y tế do COVID-19 thì có 3/4 trẻ em thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản tại trường học kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Tại các nước kém phát triển nhất, 7/10 trường học thiếu các điều kiện rửa tay cơ bản.

Giám đốc điều hành UNICEF, Henrietta Fore cho biết “việc đóng cửa các trường học trên toàn thế giới kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đã tạo ra thách thức chưa từng có đối với giáo dục và quyền lợi của trẻ em. Chúng ta phải ưu tiên việc học của trẻ em. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo các trường học an toàn để mở cửa trở lại, bao gồm cả việc tiếp cận với vệ sinh tay, nước uống sạch và điều kiện vệ sinh an toàn”.

Báo cáo đưa ra khuyến nghị với một loạt các biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 trong trường học, trong đó có các hướng dẫn về vệ sinh và khử trùng, cũng như bố trí các khu vực rửa tay và nhà vệ sinh an toàn.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 13/8 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 20.875.703 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 748.290 ca tử vong.

Mỹ Latinh và Caribe là những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với 228.572 ca tử vong trên tổng số ca nhiễm là 5.821.886 trường hợp; tiếp đó là châu Âu 214.604 ca tử vong trên 3.433.581 ca mắc bệnh, rồi đến Mỹ và Canada 175.069 ca tử vong trên 5.317.994 ca mắc bệnh.

Châu Á có 75.896 ca tử vong trên 3.709.662 ca bệnh; Trung Đông có hơn 31.000 ca tử vong; châu Phi hơn 24.000 ca tử vong và số ca tử vong do COVID-19 tại châu Đại dương là 394 người.

Có tới 50% số trường hợp tử vong trên thế giới ghi nhận tại các quốc gia: Mỹ (166.038 ca), Brazil (104.201 ca), Mexico (54.666 ca) và Ấn Độ (47.033). Xét trên tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi cứ 100.000 người dân thì lại có 85 người không qua khỏi căn bệnh này; tiếp đó là Anh (với tỷ lệ 69 người), Peru (66 người), Tây Ban Nha (61 người) và Italy (58 người).

Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Philippines (DOH) ngày 13/8 thông báo ghi nhận thêm 4.002 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, 1.403 ca bình phục và 23 ca tử vong. DOH nêu rõ tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đến nay đã lên tới 147.526 ca, trong đó có 70.387 ca đã phục hồi và 2.426 ca tử vong. Philippines hiện là quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Giới chức Chính phủ Philippines cho biết hầu hết các ổ dịch COVID-19 được xác định ở các cộng đồng đông dân cư - nơi nhiều bệnh nhân hiện được cách ly tại nhà.

Indonesia cũng ghi nhận 2.098 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 132.816 ca. Với 65 ca tử vong mới, tổng số ca tử vong tại Indonesia hiện tăng lên tới 5.968 ca.

Hiệp hội Giáo viên Indonesia (FSGI) cảnh báo việc mở cửa trường học tại một số địa phương có nguy cơ tạo ra các ổ dịch COVID-19 mới, sau khi ít nhất 180 học sinh và giáo viên đã được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ khi năm học mới bắt đầu hồi tháng 7.

Trước đó, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này đã cho phép trường học mở cửa trở lại một cách hạn chế tại các vùng "xanh" và vùng "vàng", những nơi ghi nhận số ca nhiễm giảm. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa bị cấm. Các bậc phụ huynh có quyền không cho con đến trường.

Trong báo cáo ngày 13/8, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Indonesia cảnh báo việc mở lại trường học "có nguy cơ khiến tình trạng lây nhiễm tệ hơn, đặt ra một gánh nặng lớn hơn đối với các cơ sở y tế quốc gia vốn đang rất hạn chế, và về lâu dài sẽ làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế".

Một số tỉnh ở Indonesia đã ghi nhận số ca nhiễm tăng cao trong giới trẻ. Tại Papua, gần 300 người dưới 19 tuổi đã có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tính đến ngày 12/8.

Một nhóm tình nguyện thu thập thông tin mang tên Lapor COVID-19 cho biết đã phát hiện 6 ổ dịch xuất phát từ các trường học mở cửa trở lại tại Tây Kalimantan, trên đảo Borneo.

Để đề phòng dịch bệnh lây lan, Campuchia đã thông báo hủy lễ hội té nước vốn được lên kế hoạch diễn ra từ ngày 30/10 - 1/11 tới. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất tại Campuchia, thu hút người dân từ các tỉnh nông thôn đến thủ đô Phnom Penh.

Tâm dịch của châu Á là Ấn Độ đã ghi nhận 66.999 ca mắc trong 24 giờ qua - một mức cao kỷ lục theo ngày, đưa tổng số bệnh nhân tại nước nàylên gần 2,4 triệu người, trong đó có 47.033 trường hợp tử vong, tăng 942 ca so với 1 ngày trước đó. Như vậy trong 1 tuần qua, trung bình Ấn Độ mỗi ngày ghi nhận ít nhất 58.000 ca nhiễm.

Đây là tốc độ lây nhiễm cao nhất trên thế giới, mặc dù nước này xếp thứ ba về tổng số ca COVID-19, sau Mỹ và Brazil. Tuy nhiên, điều lạc quan là tỷ lệ tử vong do căn bệnh này tại Ấn Độ đã tiếp tục giảm xuống còn 1,98%. Bộ Y tế cho biết thêm hơn 70% các trường hợp tử vong là do có sẵn bệnh lý nền.

Bên cạnh đó, Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) thông báo trong ngày 12/8, Ấn Độ đã tiến hành tới 830.391 lượt xét nghiệm COVID-19, mức cao nhất trong một ngày. Đến nay, nước này đã thực hiện tổng cộng hơn 2,68 triệu lượt xét nghiệm.

Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 13/8 cũng ghi nhận 69 ca nhiễm mới, trong đó có tới 65 ca lây truyền trong cộng đồng. Nhà chức trách địa phương cảnh báo trung tâm tài chính toàn cầu này vẫn phải đối mặt với giai đoạn rất quan trọng để kiểm soát dịch bệnh.

Tại châu Âu, Chính phủ Italy đã quyết định tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với tất cả những người trở về từ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Malta và Croatia, sau khi nước này ghi nhận một số ca nhiễm mới là người trở về từ các nước châu Âu nói trên.

Bộ Y tế Italy cho biết người nhập cảnh có 3 lựa chọn hình thức xét nghiệm, gồm xét nghiệm nhanh tại sân bay, cảng biển và nhà ga tàu; xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ sau khi nhập cảnh, hoặc xuất trình chứng nhận xét nghiệm có kết quả âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh Italy.

Để triển khai công tác xét nghiệm này, Bộ Y tế Italy đã chỉ thị các vùng sẵn sàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu để tiến hành các xét nghiệm nói trên.

Trong khi đó, Đức đã đưa thủ đô Bucharest của Romania và 10 khu vực khác của nước này vào danh sách các điểm có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao, đồng thời khuyến cáo hạn chế qua lại các địa điểm này.

Theo đó, những người đến Đức sau khi thăm những địa điểm nói trên sẽ phải tiến hành xét nghiệm và cách ly nếu có kết quả dương tính. Bộ trưởng Lao động Đức đã hủy chuyến công tác tới Bucharest.

Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức đang cảnh giác trước nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát mà nguyên nhân chủ yếu do lưu lượng người đi lại giữa các nước trong kỳ nghỉ Hè.

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng trở lại, Thụy Sĩ thông báo gia hạn lệnh cấm tổ chức các sự kiện có hơn 1.000 người tham gia, đến ngày 1/10, thay thế lệnh hết hiệu lực vào ngày 31/8.

Quyết định này đã dẫn tới việc phải hủy bỏ Giải đua xe đạp thế giới, trong khi Giải vô địch bóng đá quốc gia và Giải đấu khúc côn cầu trên băng cân nhắc lại thời điểm khởi tranh.

Tại châu Mỹ, Tổng thống Peru Martin Vizcarra quyết định khôi phục lệnh giới nghiêm vào Chủ nhật hằng tuần trên cả nước để ngăn chặn sự lây lan của virus, theo đó người dân phải ở trong nhà ngày nghỉ cuối tuần.

Kể từ khi Chính phủ Peru gỡ bỏ các biện pháp hạn chế, số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng từ 3.300 lên 7.000 ca. Peru đã thực hiện lệnh giới nghiêm vào các ngày Chủ nhật hồi tháng 4 vừa qua, vài tuần sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo lệnh giới nghiêm, chỉ những người làm việc trong những ngành đặc thù, như bệnh viện, mới được phép ra khỏi nhà. Cho đến nay, lệnh giới nghiêm ban đêm được thực hiện từ 16/3 vẫn được duy trì, biên giới vẫn đóng cửa, trong khi các trường học ngừng hoạt động cho đến hết năm 2020.

Tại châu Đại dương, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo nước này ghi nhận thêm 14 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, trong đó 13 ca liên quan đến 4 ca được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó tại thành phố Auckland.

Trong số 13 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, 7 trường hợp là người trong gia đình của 4 trường hợp ở Auckland nói trên, các ca còn lại là những trường hợp có tiếp xúc gần với các ca bệnh trước đó. Ngoài ra, 1 trường hợp còn lại là công dân New Zealand mới trở về từ Philippines. Tất cả các trường hợp này đã thực hiện cách ly ngay lập tức.

Giám đốc Y tế New Zealand, Tiến sĩ Ashley Bloomfield cho biết thời gian sớm nhất mà những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng là vào khoảng ngày 31/7, do đó ca nhiễm đầu tiên có thể đã xuất hiện trong cộng đồng từ vài tuần trước đó.

Còn tại châu Phi, Bộ Y tế Liberia xác nhận Phó tổng thống nước này - bà Jewel Howard-Taylor đã dương tính với virus SARS- CoV-2. Hiện bà đang được điều trị tại Ghana.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

Tin mới cập nhật

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Tin đọc nhiều

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019