Bụi mịn PM2.5
2,5 tỉ người trên thế giới đang sống trong môi trường có nồng độ bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng độc hại
Theo một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Lancet Planetary Health, 86% cư dân tại các thành phố trên khắp thế giới, tương đương khoảng 2,5 tỉ người, đang hít thở không khí chứa nồng độ bụi mịn PM2.5 cao hơn mức khuyến cáo độc hại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WHO giảm chỉ số tiêu chuẩn bụi mịn PM2.5 để bảo vệ công dân trên toàn cầu
Trước tình trạng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí gây tác động mạnh đến sức khoẻ của người dân, WHO đã đưa ra các tiêu chuẩn không khí mới nhằm khuyến nghị các quốc gia giảm tối đa nồng độ bụi mịn PM2.5 được sản sinh từ các hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch trong không khí từ 10mcg/m3 xuống 5mcg/m3.
Ô nhiễm môi trường khiến New Delhi dẫn đầu trong các thành phố đông dân nhất thế giới về tỉ lệ tử vong
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản chịu thiệt hại kinh tế cao nhất là 43 tỉ USD và khoảng 40.000 người chết. New Delhi có số người chết cao nhất trong số 5 thành phố đông dân nhất, với khoảng 54.000 người, tức cứ 500 người thì có 1 người chết vì ô nhiễm không khí. New Delhi có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao, có thể gây ra các bệnh về phổi và tim.
Tháng 3 là thời điểm bụi mịn PM 2.5 cao nhất trong năm ở miền Bắc
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, Thủ đô Hà Nội cũng như một số đô thị khác ở khu vực miền Bắc vẫn đang trong thời gian ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5, cao nhất trong năm (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).
Bụi mịn PM2.5 trong hai ngày cuối tuần ở Hà Nội vượt ngưỡng nguy hại
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ ứng dụng PAM Air & Air Visual, hai ngày cuối tuần (30/11-1/12), ô nhiễm không khí ở Hà Nội và một số khu vực lân cận ở mức có hại cho sức khỏe, có nơi rất có hại cho sức khỏe, người dân nên hạn chế tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm, hạn chế mở cửa sổ và nên sử dụng khẩu trang chống bụi, đeo kính khi ra đường, nhất là tại các khu vực đông dân.