Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đang tăng lên theo từng giờ
Mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 vẫn đang ở mức cảnh báo đỏ (151-200) do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp khiến mây mù dày là điều kiện tốt cho tình trạng ô nhiễm này tăng lên theo từng giờ.
- Ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội tuy đã giảm nhưng vẫn không an toàn khi ra đường
- Ô nhiễm bụi mịn tăng theo từng ngày ở Hà Nội trong tuần đầu tháng 11
- Đeo khẩu trang là điều kiện cần, nhưng có thể không đủ để ngăn bụi mịn
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), trước khi ảnh hưởng tới miền Bắc trong chiều và tối 13/11, không khí lạnh đang nén rãnh áp thấp khiến mây mù dày nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp, tình trạng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn, có khả năng bay lơ lửng trong không khí) ở Hà Nội vẫn đang xấu, các chỉ số chất lượng không khí tăng lên theo từng giờ, người dân vẫn nên hạn chế tập thể dục ngoài trời, hạn chế mở cửa sổ và nên sử dụng khẩu trang chống bụi, đeo kính khi ra đường.
Theo Tổng cục Môi trường, ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội vẫn đang tăng lên theo từng giờ. Ảnh: Doan Le
Lúc 7h ngày 13/11, ghi nhận ở điểm quan trắc của Tổng cục Môi trường tại trạm 556 Nguyễn Văn Cừ chỉ số chất lượng không khí AQI vẫn ở mức kém (117), không tốt cho nhóm nhạy cảm, hạn chế thời gian ở ngoài trời. Đến 11 giờ, chỉ số AQI lên mức 239, là mức xấu, nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người khác nên hạn chế thời gian ở ngoài trời.
Cập nhật lúc 11h ngày 13/11, hệ thống quan trắc không khí PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu hết các khu vực trong Hà Nội đã tăng lên. Lúc 7h, chỉ có Sóc Sơn ở ngưỡng tím đã tăng lên 20 điểm quan trắc ngưỡng tím từ 206 -264, mức nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, các điểm Nguyễn Chế Nghĩa (Thanh Xuân) là 255, Hàng Quạt (Hoàn Kiếm) là 256, Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) là 264.
Trang thông tin điện tử Air Visual đưa ra chỉ số AQI ở Hà Nội mức tím-mức rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Khuyến nghị người dân chạy máy lọc khí trong nhà, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, tránh tập thể dục ngoài trời và đeo mặt nạ khi ra ngoài. Dự báo trong 7 ngày tới, chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục ở mức cảnh báo đỏ (151-200), không tốt cho sức khỏe.
Bụi mịn PM2.5 nếu kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 nhiều thì sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến cho tế bào cơ thể bị thiếu oxi và gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng, phổi...gây bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim ở người bệnh.
Ngoài ra, bụi siêu mịn PM1.0 còn có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc ADN do lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị cản trở và các tế bào bị hủy hoại, nếu tiếp xúc với bụi siêu mịn PM1.0 thường xuyên thì người bệnh có khả năng mắc phải bệnh lý về hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây bệnh về tâm lý và làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Trẻ em là những đối tượng dễ gặp phải những tác động tiêu cực của không khí ô nhiễm do hệ miễn dịch còn non yếu và chưa phát triển đầy đủ. Theo thống kê thì trong cùng một nồng độ khí bị ô nhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởng thành.
Mặc dù đã được cảnh báo là bụi và bụi mịn PM2.5 đang vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn và có khả năng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến hiện tại thì nhiều người vẫn còn chủ quan và không hề có biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏe khỏi tác động tiêu cực của sự ô nhiễm môi trường, không khí.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận