Bà Lưu Thị Thảo - Phó tổng Giám đốc VPBank dính "lùm xùm" bán chui cổ phiếu là ai?
Bà Lưu Thị Thảo sinh ngày 08/04/1974 tại Thanh Hóa, hiện bà Thảo giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Tài Chính – VPBank. Được biết bà Thảo là một lãnh đạo chuyển đổi, có tầm ảnh hưởng và đóng góp rất lớn đối với VPbank.
- Kế toán trưởng VPBank đăng kí bán 12.000 cổ phiếu VPB
- VPBank - Phí nhắn tin 1.580 đồng, chậm trả một tháng bị ngân hàng phạt thành 206.000 đồng
Lưu Thị Thảo sinh ngày 08/04/1974 hiện giữ chức Phó tổng VP Bank
Trước khi dính vào "lùm xùm" bán cổ phiếu khi chưa đăng ký, cụ thể giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ 7-24/2. Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu VPB dao động trong vùng 35.000-38.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo đó giao dịch bán cổ phiếu trên có giá trị gần 1 tỉ đồng.
Nhưng đáng chú ý, số lượng cổ phiếu mà vị Phó tổng Giám đốc VPBank đã bán ra thuộc trường hợp phải công bố thông tin trước và sau khi thực hiện giao dịch.
Tuy nhiên, cả trên cổng thông tin HoSE và website VPBank đều không có thông báo đăng ký bán số cổ phiếu nói trên của bà Lưu Thị Thảo. Bà Thảo chỉ công bố thông tin sau khi đã hoàn tất giao dịch bán nói trên.
Theo thông tin từ VPBank, Bà Lưu Thị Thảo là một trong những nhân tố mới đầu tiên gia nhập đội ngũ lãnh đạo của VPBank từ cuối năm 2011, và đã tham gia khởi xướng một chương trình chuyển đổi toàn diện cho VPBank. Bà đã mang đến cho VPBank một bề dày kiến thức và những hiểu biết sâu rộng về môi trường bản địa với bề dày 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán Big 4 (PWC, KPMG) và các ngân hàng nước ngoài toàn cầu lớn như ABN AMRO, ANZ.
Gia nhập ngân hàng trên cương vị là PTGĐ và CFO, trong 7 năm qua, bà Thảo là một lãnh đạo chuyển đổi, có tầm ảnh hưởng và đóng góp rất lớn trong những quyết định chiến lược cũng như triển khai chiến lược 5 năm 2012-2017 của VPBank. Bà đã ghi dấu ấn cá nhân trong hầu hết các cột mốc quan trọng, các thành quả chuyển đổi của ngân hàng.
Bà Thảo tốt nghiệp Học viên ngân hàng, là thành viên của Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc và Hiệp hội kế toán Úc.
Còn theo thông tin đăng ký và công bố trên các cổng thông tin, phương tiện đại chúng thì:
Từ tháng 08 năm 2011 đến ngày 02 tháng 05 năm 2019 : Giám đốc Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Từ tháng 08 năm 2011 đến ngày 16 tháng 07 năm 2018 : Phó Tổng GĐ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Từ năm 1997 đến năm 2002: Price Waterhouse Vietnam Limited ABN AMRO Bank – Chi nhánh Hà Nội KPMG Vietnam
- Từ năm 2002 đến năm 2011: Giám đốc Tài chính, Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng ANZ Việt Nam
- Từ năm 2011 đến nay: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Tài Chính – VPBank
- Từ năm 2016 đến nay: Thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank AMC)
Vi phạm luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, đây là hành vi vi phạm pháp luật
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu trị giá dưới 200 triệu đồng theo mệnh giá trong một tháng (tương đương 20.000 cổ phiếu) thì không phải công bố thông tin. Như vậy, bà Thảo là người nội bộ thuộc diện phải công bố thông tin đăng ký bán trước khi giao dịch cổ phiếu.
Số lượng cổ phiếu mà Phó Tổng giám đốc VPBank đã bán ra thuộc trường hợp phải công bố thông tin trước và sau khi thực hiện giao dịch theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 96/2020/BTC-TT hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 16/11/2020: Người nội bộ tại doanh nghiệp phải công bố thông tin và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán trước (ít nhất 3 ngày) và sau khi thực hiện giao dịch (trong 5 ngày làm việc) nếu giao dịch từ 200 triệu đồng tính theo mệnh giá (tương đương 20.000 cổ phiếu) trở lên trong 1 tháng. Bà Thảo đã bán ra 25.000 cổ phiếu VPB theo phương thức khớp lệnh trong thời gian từ 07/2 đến 24/2 nhưng chỉ công bố thông tin sau khi đã hoàn tất giao dịch bán nói trên là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2021 thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
– Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp bổ sung đình chỉ hoạt động chứng khoán từ 3 đến 5 tháng.
Việc mua bán cổ phiếu mà "quên" đăng ký từng xuất hiện không ít lần. Trước đó, tháng 7/2021, Thanh tra UBCKNN đã ra quyết định xử phạt 940 triệu đồng đối với ông Trần Ngọc Bê - anh rể Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng - do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận