Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý đất đai và đô thị
Theo báo cáo của Hiệp hội các đô thị Việt Nam, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam đạt khoảng 34,4%, thấp hơn dự báo đầu năm của Bộ Xây dựng là 38,4%.
- Bộ Công an: Dữ liệu dân cư quốc gia là tài nguyên, chủ quyền quốc gia nên cần được chú trọng bảo vệ
- Hai CSDL quốc gia dân cư và đất đai sẽ triển khai thực tế từ đầu năm 2020
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN)
Ngày 16/11, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Hiệp hội các đô thị Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Vũng Tàu tổ chức Hội nghị thường niên năm 2019 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý đất đai và đô thị.”
Tại Hội nghị, các báo cáo tham luận quan trọng đã giúp cho các đại biểu nắm được những chính sách, thực tiễn, thách thức tại các đô thị liên quan đến lĩnh vực quản lý thông tin sử dụng đất; hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế địa phương, những thuận lợi, khó khăn trong giai đoạn hiện nay về thực hiện hệ thống thông tin trong quản lý đất đai tại một số đô thị Việt Nam.
Các đại biểu đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn thu thuế đất đai, tài sản gắn liền với đất; cơ cấu nguồn thu và những bất cập trong cách tính thuế đất đai ở Việt Nam hiện nay...
Đồng thời, các đại biểu cũng tìm hiểu mô hình thuế đô thị của Canada; mô hình nhà ở tập thể, nhà chung cư, nhà cộng đồng của châu Á; chia sẻ kinh nghiệm quản lý đất đai, đô thị của thành phố Lào Cai; cách làm của thành phố Vũng Tàu trong quản lý đất đai và đô thị hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Các đại biểu đã đề nghị Hiệp hội kiến nghị với các bộ, ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể đối với việc quản lý quy hoạch, giảm bớt quy trình, công đoạn quy hoạch đô thị và lồng ghép hài hòa giữa các quy hoạch theo Luật Quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai, xây dựng của từng địa phương; sớm đưa ý tưởng phát triển trong quy hoạch vào thực tế dự án đầu tư vừa đảm bảo thống nhất các loại hình quy hoạch trên địa bàn vừa giảm thiểu thủ tục hành chính trong quá trình phê duyệt dự án.
Trao bằng khen cho các đô thị đạt thành tích trong phong trào Đô thị Xanh-Sạch-Đẹp.
(Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN)
Bên cạnh đó, Hiệp hội phát huy vai trò đầu mối đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hỗ trợ các đô thị tham gia các diễn đàn liên quan đến đô thị trong và ngoài nước; thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề thiết thực, đặc biệt là biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở; tăng cường trao đổi thông tin, kết nối doanh nghiệp...
Theo báo cáo của Hiệp hội các đô thị Việt Nam, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam đạt khoảng 34,4%, thấp hơn dự báo đầu năm của Bộ Xây dựng là 38,4%. Hiện cả nước có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại 1, 30 đô thị loại 2, 44 đô thị loại 3, 86 đô thị loại 4 và 658 đô thị loại 5.
Khu vực đô thị hàng năm đóng góp khoảng 70-75% GDP cả nước, khẳng định vai trò là động lực, hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi địa phương và cả nước.
Thời gian qua, các đô thị đã tập trung nguồn lực cho xây dựng mô hình chính quyền điện tử, quản trị thông minh hướng tới mô hình đô thị xanh - thông minh - bền vững và đạt được những kết quả tích cực với các tỷ lệ thu gom rác thải, mật độ cây xanh, tỷ lệ sử dụng nước sạch, thu gom nước thải... được nâng lên rõ rệt.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận